Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 5 2017 lúc 15:49

Đáp án C

- Ý 1, 3, 4: đúng

- Ý 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 12 2018 lúc 16:49

Đáp án C

- Ý 1, 3, 4: đúng

- Ý 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác – Lê-nin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước.

Nguyễn Huỳnh Minh Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
16 tháng 5 2022 lúc 20:43

Câu 2. (Trong đề thi tui có nên ghi ra cho tham khảo nhé)

Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc, đã có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và nội phản cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước cụ thể là:

–  Trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
+ Năm 1785 với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tiêu diệt hơn 5 vạn quân Xiêm.

+ Năm 1789 với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tiêu diệt 29 vạn quân Thanh.

–  Trong công cuộc đấu tranh chống nội phản:

+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn và Lê – Trịnh.

+ Kiên quyết tiêu diệt các thế lực phản động như: Lê Duy Chỉ, Nguyễn Ánh.

Ha Pham
Xem chi tiết
Hưng Bùi
Xem chi tiết
Ngô Văn Ngọc Khánh
24 tháng 3 2020 lúc 20:11

Nguyễn khánh

Khách vãng lai đã xóa
Duy Cời
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Xem chi tiết
nguyễn tuấn thảo
18 tháng 8 2019 lúc 20:37

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

Đ𝒂𝒏 𝑫𝒊ệ𝒑
18 tháng 8 2019 lúc 20:37

Tham khảo

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ.

- Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ.

- Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau.

- Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.
 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 6 2017 lúc 17:29

- Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập

- Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…

- Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

- Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.

=> Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 15:58

Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:

Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa. Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam. Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quôc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân… Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước. Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam. Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

hoa thi
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
22 tháng 3 2023 lúc 22:38

Nguyễn Ái Quốc, được biết đến với tên gọi Ho Chi Minh, là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và chủ quyền cho Việt Nam. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt trong việc thổi một làn gió mới vào phong trào đấu tranh cho tự do và độc lập của Việt Nam.

Với tư cách là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã lãnh đạo phong trào cách mạng tổng quát và phát triển nó thành một chủ nghĩa cách mạng tiên tiến. Ông đã xây dựng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định chính sách chiến lược, trực tiếp lãnh đạo những hoạt động cách mạng và tự mình kiên trì đấu tranh.

Đối với dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một biểu tượng của sự hy sinh để giành độc lập và tự do cho đất nước. Thông qua bài phát biểu nổi tiếng tại Hội nghị Thành chương, ông đã truyền tải thông điệp về sự đoàn kết và đấu tranh chống công nôn, đóng góp quan trọng vào việc đánh thức tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cũng là một nhà lãnh đạo tài ba, có khả năng liên kết các mạng lưới cách mạng trong và ngoài Việt Nam, giúp gia tăng sức mạnh cho cuộc đấu tranh độc lập chống thực dân Pháp.

Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn đóng một vai trò quan trọng đối với cả thế giới. Ông đã đưa ra những lời kêu gọi chống lại chủ nghĩa đế quốc và bảo vệ quyền tự determination, tạo ra ảnh hưởng to lớn tới các phong trào cách mạng ở các nước châu Á và châu Phi. Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đã giúp Việt Nam trở thành một phong trào cách mạng lớn và trở thành một địa điểm đáng chú ý trên sân khấu cách mạng thế giới.

Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945, với đóng góp của ông, Việt Nam đã đứng lên, khởi đầu cho hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Những nỗ lực của ông cũng giúp đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các nước châu Á và châu Phi.