Đọc thông tin trên và nêu khái niệm gene.
Đọc thông tin và quan sát Bảng 1, nêu khái niệm văn minh. Phân biệt văn hóa và văn minh.
- Văn minh: là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ.
- Phân biệt văn minh và văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay.
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
- Thông thường, con người bước vào thời đại văn minh khi xuất hiện nhà nước và chữ viết. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, ở một số nơi, khi nhà nước xuất hiện, chữ viết vẫn chưa ra đời (ví dụ: nhà nước Văn Lang....), nhưng đó là những trường hợp không điển hình.
Đọc thông tin mục a, hãy nêu khái niệm tăng trưởng xanh.
Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống trong con người trong tương lai.
Đọc thông tin mục a, hãy nêu khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Đọc thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:
- Nêu khái niệm khí quyển.
- Kể tên và xác định giới hạn của các tầng khí quyển.
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Các tầng khí quyển:
+ Tầng đối lưu: từ 0 km đến 8 – 15 km.
+ Tầng bình lưu: từ 8 – 15 km đến 51 – 55 km.
+ Tầng giữa: từ 51 – 55 km đến 80 – 85 km.
+ Tầng nhiệt: 80 – 85 km đến 800 km.
+ Tầng khuếch tán: trên 800 km.
Nêu khái niệm thông tin và lấy 3 ví dụ về 2 loại thông tin; 3 dạng thông tin
em hãy nêu khái niệm thông tin vật mang tin và dữ liệu
thm khảo
Thông tin: Là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
Dữ liệu: Là thông tin được ghi lên vật mang. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:
- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển.
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.
- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu khái niệm thủy quyển.
- Xác định giới hạn trên và dưới của thủy quyển.
- Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển,…
- Giới hạn: thủy quyển có thể thâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
- Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, trình bày khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta.
- Đọc thông tin và quan sát bảng 11.1, hãy xác định trên hình 11.3 các mốc xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam.
- Đọc thông tin và dựa vào bảng 11.2, hãy xác định trên hình 11.4 các mốc xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vinh Bắc Bộ.
Tham khảo
1.
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.
- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:
+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.
+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau
+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo
+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo
+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo
+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận
+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa
+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên
+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định
+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.
- Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Đọc thông tin và quan sát hình 29.1, hình 29.2, hãy:
- Nêu khái niệm và đặc điểm của môi trường.
- Tìm ví dụ chứng minh vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.
* Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).
- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
* Đặc điểm
Đặc điểm chung của môi trường là:
- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò
- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…
- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.
- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.