Chia sẻ những sản phẩm thủ công truyền thống ở địa phương mà em biết
Chia sẻ về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương em theo gợi ý (Tên hoặt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương, sản phẩm, ích lợi).
Hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương | Sản phẩm | Ích lợi |
1. Dệt may | Vải, quần áo,… | Phục vụ nhu cầu may mặc và sinh hoạt của người dân. |
2. Làm nón | Nón lá | Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. |
3. Làm gốm | Bát, chén, bình hoa,… | Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. |
- Trao đổi về các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
Gợi ý:
- Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà em đã tham gia.
- Chia sẻ về một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà em dự định tham gia.
- Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.
Tham khảo
Hoạt động giáo dục ở địa phương:
+ Tổ chức lễ hội truyền thống ở địa phương
+ Thi tìm hiểu truyền thống địa phương
+ Trải nghiệm văn hóa truyền thống địa phương.
Hoạt động giáo dục em đã tham gia: Tìm hiểu về nên văn hóa Mo mường ở địa phương em.
Hoạt động em dự định tham gia : Đánh cồng chiêng. Em muốn tham gia vì đó là nền văn hóa lâu đời của người dân địa phương em, em mong muốn có thể học được cách đánh cồng chiêng.
Sưu tầm hình ảnh về một sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và chia sẻ với các bạn.
Tham khảo:
Người dân đang tham gia lao động- sản xuất nghề làm nón lá.
Chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em
Tham khảo
Hoạt động giáo dục truyền thống:
Tổ chức lễ hội
Múa hát
Thi đấu thể thao
Giữ gìn phong tục, tập quán.
Chia sẻ hiểu biết của em về sản phẩm và những giá trị đem lại của những nghề truyền thống khác.
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dẫu cho xã hôị và thời đại thay đổi những làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy vì nó đem lại bản sắc Việt, là giá trị văn hoá lớn cho Việt Nam. Các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương mà em đã tham gia.
Tham khảo
Em cảm thấy những hoạt động giáo dục truyền thống này rất hay và có ý nghĩa, góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc ta
Giới thiệu một số sản phẩm thủ công hoặc công nghiệp ở địa phương mà em sưu tầm được.
Ví dụ ở Lâm Đồng có vải thổ cẩm
Thanh Hoá có chiếu cói
Huế có nhang, nón lá, cổ phục,...
v.v.v...
Tuỳ địa phương, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu nhé!
Chia sẻ với các bạn theo các gợi ý sau:
- Kể tên những truyền thống tự hào của địa phương em.
- Em đã từng tham gia những hoạt động truyền thống nào ở địa phương.
- Cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động đó.
- Truyền thống tự hào của địa phương em: Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.
- Em từng tham gia Lễ hội Đền Gióng của địa phương.
- Sau khi tham gia Lễ hội Đền Gióng em cảm thấy:
+ Biết ơn công lao của cha ông ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Yêu đất nước và quê hương mình nhiều hơn.
+ Cảm thấy bản thân cần phải học tập thật tốt để giúp ích cho quê hương, đất nước.
+…
Em hãy cho biết Đại Việt có những nghề thủ công truyền thống nào Quan xưởng ( cục đất tác) chuyên sản xuất sản phẩm nào
- Những làng nghề thủ công truyền thống của Đại Việt: dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in... Một số làng nghề nổi tiếng như gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Giang); làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),...
- Các cục bách tác chuyên sản xuất các sản phẩm làm đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúng tiền đồng...
- Giới thiệu với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc người quen sản phẩm đã thiết kế về một truyền thống của địa phương.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp về cách thức em đã giới thiệu truyền thống đó.
- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.
- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…
- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.
Bài mẫu:
Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre
Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.
Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.