Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:33

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh… Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.uy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng thành phẩm. Từ đó bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.

Minh Lệ
Xem chi tiết

+ Địa danh: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.

+ Lịch sử hình thành: Từ hơn 500 năm trước.

+ Sản phẩm: Đồ gốm mĩ nghệ

+ Địa danh: Tây Hồ - Phú Hồ - Phú Vang - Thừa Thiên Huế

+ Lịch sử hình thành: Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.

+ Sản phẩm: Nón lá

+ Địa danh: Phước Kiều - Điện Phương - Điện Bàn - Quảng Nam

+ Lịch sử hình thành: Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Danh tiếng của làng nghề không còn bó hẹp trong địa phận của Quảng Nam – Đà Nẵng mà nó đã vươn ra xa khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ niềm trung du phía Bắc cho đến vùng rừng núi xa xôi.

+ Sản phẩm: Đồng đúc

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 8 2023 lúc 14:39

Tham khảo

- Kĩ sư công nghiệp chế tạo.

- Kĩ sư điện tử.

- Kĩ sư xây dựng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:28

Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
11 tháng 8 2023 lúc 10:58

Nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm.

Trong các làng nghề gốm sứ Việt Nam thì gốm Bát Tràng gắn liền quá trình lập làng Bồ Bát vào khoảng cuối thời Trần (thế kỉ 14) và nhiều người coi đây là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân Bát Tràng không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác mà chỉ có vào những dịp lễ hội hàng năm các dòng họ được rước tổ của mình ra phối lễ.

Sản phẩm gốm Bát Tràng có sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ. Xét về mặt tổng thể có thể chia các dòng sản phẩm của Bát Tràng thành các loại chủ yếu như: Đồ dân dụng, đồ thờ, đồ trang trí nội thất và vườn.

Maika
Xem chi tiết
Maika
26 tháng 1 2022 lúc 15:15

đáng lẽ cái này về GDĐP , do môn ko có nên mik chọn chủ đề kia

 

Anh ko có ny
26 tháng 1 2022 lúc 15:15

Tham khảo

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 18:05

Tham khảo:

Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.

Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
5 tháng 4 2022 lúc 21:23

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng.Các sản phẩm đan truyền thống làng Phú Vinh tuy hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đòi hỏi kỹ thuật đan tinh xảo, tỉ mỉ, trau chuốt và không có yếu tố của máy móc.Hiện nay, làng nghề mây tre đan ở Phú Vinh chỉ sử dụng một số máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn đơn giản. Còn lại những công đoạn quan trọng nhất là đan tay vẫn được thực hiện thủ công hoàn toàn, từ đó thể hiện được sự tinh sảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ.Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lỗ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt, hàng cứng cáp chắc chắn).Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Bích Vân
Xem chi tiết
Doãn Thanh Huyền
20 tháng 5 2022 lúc 9:08

Mỗi gia đình ở làng quê em đều nuôi gà trống, vừa để tạo nòi giống sinh sản vừa làm chuông báo thức mỗi sáng mai thức dậy. Nhà em cũng có nuôi rất nhiều gà trống, với độ tuổi và kích thước khác nhau. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với chú gà trống nòi mà mẹ em đã gây giống bao nhiêu năm qua.

Mẹ bảo chú gà trống này thuộc vào thế hệ "lão thành" sống với gia đình em từ lâu, cứng rắn và khỏe mạnh nhất trong số những con còn lại. Thân hình của chú gà trống rất chắc chắn và khỏe mạnh, mỗi khi nó cất tiếng gáy đều làm cho những ngôi nhà xung quanh gia đình em đều thức giấc cùng một lúc.

Bộ lông đầy màu sắc sặc sỡ nhưng màu sắc chủ đạo nhất vẫn là màu đỏ thẫm, bộ cánh rất chắc chắn với những chiếc lông nhọn găm vào bên trong người của chú gà.

Một đặc điểm riêng để phân biệt với những con gà khác chính là chiếc mào đỏ chót nhưng hơi thẫm màu. Chiếc mào dày và nặng đôi khi trĩu xuống vì dường như nó rất nặng khi ở trên đầu gà trống. Cái đuôi cong vút và rất dài của chú gà trống này là điểm nhấn khiến cho thân hình nó càng trở nên cân đối và hài hòa hơn hẳn.

Có lẽ bộ lông của gà trống mềm mại nhất là ở cổ, những chiếc lông đầy đủ màu sắc khiến cho chiếc cổ của gà trống trở nên dài và khỏe khoắn hơn. Cái đầu của chú gà trống rất to với hai con mắt long lanh, sáng quắc. Có lẽ đây là lợi thế tìm mồi nhanh hơn bất kì con gà nào Cặp chân của nó vàng óng, chắc nịch với những chiếc cựa sắc nhọn. Khi đối đầu với con gà khác thì chắc chắn chú gà trống nhà em sẽ nắm chắc phần thắng. Cho nên những chú gà khác ít khi dám đến gần chú gà trống nhà em. Mỗi khi nó đạp đạp chân vào đất ắt hẳn lúc đó nó đang muốn lao vào chiến đấu với một con gà nào đó đang muốn gây sự.

Mỗi khi chú gà trống này chạy, em thấy được sự chắc nịch và đầy đặn của nó. Dù thân hình to nhưng khi chạy lại rất nhanh, không hề chậm chạp.

Chú gà trống chính là chiếc đồng hồ báo thức của gia đình em và rất nhiều gia đình khác xung quanh. Vì mỗi lần cất tiếng gáy nó có thói quen đậu trên cây rơm cao nhất của gia đình em và bắt đầu cất cao giọng gáy vang và to. Vậy là chẳng cần đồng hồ mọi người đều biết thức dậy đúng giờ. Em hi vọng chú gà trống này sẽ sống thật lâu thật khỏe với gia đình em.