Thực hiện truyền thông cho cộng đồng về vẫn đề học đường theo kể hoạch đã xây dựng.
1. Lựa chọn nôi dung truyền thông về văn hóa mạng xã hội để xây dựng kế hoạch
Ví dụ:
2. Chia sẻ với bạn, tiếp thu góp ý và điều chỉnh kế hoạch
3. Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng
- Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng.
- Rút kinh nghiệm.
1. Lựa chọn hoạt động:
Thực hiện hoạt động truyền thông theo kế hoạch đã xây dựng.
- Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kinh theo kế hoạch đã xây dựng.
- Viết báo cáo kết quả chiến dịch truyền thông đã thực hiện.
- Thực hiện chiến dịch truyền thông đã nêu ra ở hoạt động 2
- Báo cáo kết quả đã đạt được:
+ Chiến dịch đã thu hút sự tham gia của: 50 người
+ Đã trồng được 40 cây xanh ở Hồng Đức.
+ Mọi người vui vẻ và có ý thức hơn trong bảo vệ rừng…
Thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo kế hoạch đã xây dựng.
- Học sinh thực hiện chiến dịch truyền thông:
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên
+ Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Cho biết vì sao em lựa chọn chủ đề đó
Chủ đề: Học sinh không đội mũ bảo hiểm
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.
Chọn chủ đề này vì: Thấy đây là một vấn đề phổ biến
Thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương theo kế hoạch đã xây dựng.
lựa chọn 1 chủ đề về an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền . cho biết vì sao em lựa chọn chủ đề đó
Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
Kế hoạch truyền thông về văn hóa mạng xã hội.
1. Mục tiêu truyền thông
2. Đối tượng truyền thôn: Học sinh và cộng đồng.
3. Kế hoạch chi tiết:
Học sinh điền thời gian vào.
Lựa chọn một chủ đề về an toàn giao thông mà em đã học để xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Cho biết vì so em chọn chủ đề đó.
Giúp mik với
Gợi ý trả lời:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.
Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
#hoctot
Chúc pạn hok tốt nhen ~~!
vẽ và tuyên truyền về an toàn giao thông.
Vì hình thức dễ thực hiện
Chủ đề an toàn giao thông mà em lựa chọn để xây dựng kế hoạch tuyên truyền là: "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất". Đây là vấn đề rất hay gặp trong khi tham gia giao thông, rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do tầm nhìn của lái xe bị che khuất, hoặc người tham gia giao thông chưa có đầy đủ kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông ở những nơi đó. Vì vậy, em lựa chọn chủ đề này để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến mọi người để tất cả mọi người có đầy đủ kiến thức và cách xử lí phù hợp ở những nơi có tầm nhìn che khuất.
--------------------------------
Kế hoạch tuyên truyền:
Mục đích:
- Giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Yêu cầu
- Tuyên truyền phổ biến, rộng rãi đến tất cả mọi người.
- Nội dung tuyên truyền đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu nhất để đảm bảo mọi người tham gia giao thông đều có thể hiểu và chấp hành nhanh chóng.
Đối tượng tham gia
- Tất cả mọi nhà, tất cả mọi người.
Nội dung chính
* Những nơi có tầm nhìn bị che khuất:
- Những đoạn đường có vật cản lớn che khuất như: góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô to đỗ sai quy định....
* Mối nguy hiểm:
- Che lấp các biển báo, đèn giao thông làm người lái xe không biết rõ được các quy tắc tham gia giao thông ở đoạn đường này.
- Làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
* Các xử lí khi tham gia giao thông ở nơi có tầm nhìn bị che khuất:
- Khi đi đến nơi tầm nhìn bị che khuất cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh.
- Những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp.
- Khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng.
- Khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn.
Phương thức tuyên truyền
+ Vẽ tranh tuyên truyền về các chú ý ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.
+ Tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường, mạnh dạn đề xuất các biện pháp xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.
+ Cùng các bạn khác trong nhóm, lớp xây dựng, tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.
+ Truyên truyền các cách xử lí khi tham gia giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất đến mọi người trong gia đình và tổ dân phố.
1. Lựa chọn một hoạt động phát triển cộng đồng phù hợp với lứa tuổi để xây dựng kế hoạch
Ví dụ:
2. Chia sẻ với bạn, tiếp thu góp ý và điều chỉnh kế hoạch
3. Đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng
1. Lựa chọn hoạt động: