Mặt trời lên, những đồng muối và mặt ruộng được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Hoa ngô và hoa tam giác mạch được so sánh với những gì? Cách so sánh đó có gì thú vị?
Hoa ngô: Những tua hoa bé nhỏ vươn ra như những ngón tay đón ánh mặt trời.
Hoa tam giác mạch: tưởng như có muôn ngàn nàng tiên hoa bé nhỏ đang dập dìu bay lượn, với những điệu múa đẹp nhất trong sương chiều đang buông.
Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, hiện tượng được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần thú vị, thu hút người đọc.
Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị?
- Những hình ảnh so sánh trong bài thơ:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
=> Điều thú vị: Cách so sánh này làm nổi bật sự chông chênh của câu cầu, khiến câu cầu treo lối sang bà ngoại trở nên sinh động, gần gũi. Ngoài ra còn giúp câu văn trở nên bay bổng.
Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
- Mặt trời
- Bầu trời
- Những hàng cây
- Núi (đồi)
- Những ngôi nhà đẹp
Nếu tả lại và liên tưởng cảnh buổi sáng trên quê hương:
- Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa
- Bầu trời như tấm thảm lụa xanh trong khổng lồ
- Những hàng cây như thắp nến hai hàng
- Núi đồi nhấp nhô như những chiếc gai khổng lồ
- Những ngôi nhà như những chiếc tổ chim cu
So sánh các hình ảnh sau đây với những gì?
Mặt trời
Bầu trời
Những hàng cây
Núi(đồi)
Những ngôi nhà
Mặt trời như quả trứng hồng lớn đang từ từ nhô lên.
Bầu trời trong xanh thấp thoáng những gợn mây.
Những hàng cây dựng lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận.
Đồi núi như những chiếc bát úp.
Những ngôi nhà ẩn hiện trong vòm cây.
mat troi nhu cai den toa sang
bau troi nhu mot tam anh to
nhung hang cay nhu nhung...
nui nhu mot nguoi rung
nhung ngoi nha nhu nhung chiec kim nhon hoat
Mặt trời như một quả bóng màu đỏ khổng lồ
Bầu trời như chiếc lồng kính
Hàng cây như những cái cột xanh lá biết rung rinh
Núi như chiếc dùi chọc trời
Ngôi nhà như hộp diêm nhỏ giữa không gian
Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau :
- Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?
- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?
- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung cảnh quanh cái giếng để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- Cách so sánh cảnh sinh hoạt ở giếng đảo : "Vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn một các chợ trong đất liền" gợi cho em cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây?
- Từ việc đọc văn bản trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên ở thành phố quê hương em.
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm
Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian
* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :
- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống
- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):
- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo
- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian
*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):
Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân
- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình
- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.
1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đây
Khung cảnh mặt trời mọc:...................................................
Mặt trời được so sánh:.............................................................
Nhận xét về cách so sánh của tác giả
2.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã đc miêu tả qua chi tiết,hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn?Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy
3.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển sông,núi hay ở dồng bằng mà em đã quan sát đc
Ai lm nhanh nhất mk tik cho vs cả Câu 1 và 2 đều ở bài cô Tô
Tự làm đi.
Sống trên đời là phải động não.
...
1.
Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
2.
Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.
3. Bình minh trên biển mang trong mình tất cả vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong trẻo của trời đất. Phóng tầm mắt ra xa, nước bốn bề mênh mông một màu xanh lục, những con sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ cát mơn man. Mặt trời tròn vành vạnh từ từ nhô mình lên khỏi mặt biển còn đang ngái ngủ, làm lóng lánh cả một vùng nước bạc. Trong ánh nắng dịu dàng buổi sớm mai, những làn hơi sương mỏng trên mặt biển dần tan ra, lộ rõ vẻ đẹp tinh khôi của biển. Xa xa thấp thoáng bóng những cánh chim hải âu nô đùa trên những con sóng biếc... Một bức tranh thiên nhiên mang trong mình vẻ đẹp trong trẻo của sự toàn mĩ.
Câu sau đây có những sự vật nào được so sánh với nhau:
Mặt trời chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ.
A. Mặt trời được so sánh với trái hấu mới bổ
B. Mặt trời được so sánh mới nhô lên
C. Trái dưa hấu mới được bổ được so sánh với đỏ hồng
Lời giải:
Mặt trời và quả dưa hấu mới bổ có nét giống nhau vì chúng đều tròn và đỏ rực.
- Đáp án: a
Tìm (CN). (VN) trong câu sau
con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất đó là tiếng hát không thể có gì so sánh
Chủ ngữ: "Con sơn ca"
Vị ngữ: Phần còn lại
Con sơn ca (CN) / vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất đó là tiếng hát không thể có gì so sánh (VN)
Con sơn ca vút lên (CN)
lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất đó là tiếng hát không thể có gì so sánh (VN)
(Mọi người giúp mình với, mk sắp kiểm tra 1 tiết rồi)
1/ Đặt câu có trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, xác định 3 thành phần trên.
2/So sánh là gì ? Các kiểu so sánh và nêu từ so sánh của các kiểu trên.
3/Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng phép so sánh và phép nhân hóa.
4/Tìm các ẩn dụ, nêu lên các nét tương đồng giữa sự vật được so sánh ngầm với nhau :
a/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b/Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c/Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng chờ thuyền
d/Ngày mặt trời đi qua trên lăng thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
5/Tìm các kiểu so sánh, cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?Nêu tác dụng của phép so sánh trong khổ thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
1/Vào hôm qua , người chính thức được đề cử làm trưởng thôn là ông Hai .
( Vào hôm qua là trạng ngữ , người chính thức được đề cử làm trưởng thôn là vị ngữ , ông Hai là chủ ngữ )
2/So sánh là sự đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt có hai kiểu so sánh đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
3/Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời (so sánh), vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn(nhân hóa) đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê (so sánh). Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Mấy chị gió(nhân hóa) lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lâng lâng làm sao!
4/a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
- Qủa: thành quả, giá trị được tạo ra
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống
- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu → dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu
- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp, người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.
c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai
Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái
→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai
d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
1, Mùa bão , chúng em được nghỉ học.
Mùa bão: trạng ngữ
chúng em : chủ ngữ
được nghỉ học :vị ngữ
2,-So sánh :là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợ cảm cho sự diễn đạt .
-Các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng :ví dụ : cô ấy giống bạn
so sánh không ngang bằng : bạn đẹp hơn cô ấy
3 , Mùa xuân đến , các loài chim cùng cất lên tiếng hát ngọt ngào và trong trẻo như tiếng suối reo , các loài hoa , loài thú khoác lên mình những bộ áo tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng , phải nói là thiên nhiên đẹp muôn màu muôn vẻ , mỗi loài dều có những nét đẹp riêng.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (so sánh hơn)
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (so sánh bằng)
tác dụng của những phép so sánh trên là : giúp hình ảnh người mẹ thêm gần gũi hơn , chỉ ra sự lớn lao của người mẹ và tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt hình ảnh người mẹ.