Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?
Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?
b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan?
a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề liên quan: Đoạn văn 2
Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
a. Đoạn văn nào nêu kết thúc của câu chuyện?
b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?
a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1
b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2
Từ nào dưới đây có thể thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn?
a. đông đúc – sung túc – quây quần – yên vui.
b. trú mưa – rơi – tạnh – nhìn – chảy.
Đọc đoạn trích dưới đây: (...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ….nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...)
Câu 1: Theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Câu 2. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
Câu 3. Hãy phân tích một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục đối với người đọc ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.
- Kể lại câu chuyện của bạn An theo hình dưới đây.
- Bộ phận nào của cơ quan tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng nếu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện? Vì sao?
- Kể lại câu chuyện của bạn An theo hình: An đang vừa ăn cơm vừa xem phim hoạt hình thì bạn gọi rủ đi chơi cầu lông. Thấy vậy An ăn vội vàng để đi ngay. Trong khi đang chơi thì An đã bị đau bụng và bạn dìu về.
- Dạ dày có thể bị ảnh hưởng nếu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện. Vì dạ dày là nơi nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng. Khi ta ăn thức ăn sẽ rơi xuống dạ dày. Nếu chúng ta ăn vội vàng, ăn không kĩ thì dạ dày rất khó nhào trộn và làm mềm thức ăn, phải hoạt động hết công suất và khi vận động ngay sau khi ăn xong, thức ăn đang được nhào nặn trong dạ dày sẽ bị xóc,…. Dẫn đến đau dạ dày.
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan
a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.
Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc. Áo có một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.
b) Đoạn 2 : Dỗi mẹ
Nghe tôi nói xong, mẹ tôi bảo: "Mẹ chỉ có một số tiền nhỏ đang định mua cho anh Tuấn và con mỗi đứa một cái áo bông. Cái áo len của Hòa đắt tiền bằng cả hai cái áo bông đây". Tôi phụng phịu với mẹ : "Nhưng con chỉ thích cái áo len màu vàng thôi" rồi tôi dỗi mẹ lên giường nằm, giả vờ ngủ.
c) Đoạn 3 : Nhường nhịn
Tôi nằm im chưa ngủ thì chợt nghe anh Tuấn thì thào với mẹ :
"Mẹ ơi, mẹ cứ mua cái áo len cho em Lan đi. Con không cần áo mới đâu". Mẹ tôi nói, giọng thật nhỏ nhẹ : "Năm nay xem ra sẽ lạnh lắm đấy. Không có áo ấm con bị bệnh đấy". Anh Tuấn cười : "Không hề gì đâu, con khỏe lắm. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong". Mẹ tôi âu yếm bảo: "Được, con cứ ngủ đi, để mẹ nghĩ đã".
d) Đoạn 4 : Ân hận
Tôi nghe trọn câu chuyện giữa mẹ tôi và anh Tuấn, chợt tôi thấy ân hận vô cùng. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến mình thì mẹ tôi quan tâm tới cả hai anh em và anh Tuấn sẵn sàng nhường phần áo ấm cho tôi. Nhất định sáng mai khi trở dậy tôi sẽ nói ngay với mẹ: "Con không cần mua áo len vàng nữa đâu. Mẹ cứ mua cho hai anh em con mỗi người một áo ấm mẹ ạ !
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.
Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.
Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.
Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng?
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó).
a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.
b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:
- Là một cái kết có hậu:
+ Vũ Nương được cứu sống.
+ Được sống bất tử, giàu sang.
+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.
- Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
Dấu câu nào có thể thay cho các bông hoa dưới đây? Nêu công dụng của dấu câu đó.
- Dấu gạch ngang có thể thay cho các bông hoa.
- Công dụng của dấu câu đó:
+ Câu a: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Câu b: Nối các từ ngữ trong một liên danh.