Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:22

Tham khảo:
4. Bromo - một trong năm ngọn núi lửa đang hoạt động đẹp nhất thế giới là địa danh mà mọi tín đồ du lịch đều rỉ tai nhau rằng nhất định nên đến một lần trong đời. Bình minh ở Bromo đẹp tới mức mà người ta có thể sẵn sàng xếp hàng dài từ 3-4 giờ sáng để... lấy chỗ ngắm. Dân du lịch châu Âu từng viết về bình minh tại Bromo rằng: “Đứng bên mép vực sâu hun hút, mặt đất thỉnh thoảng lại rung lắc sau những tiếng gầm gừ phát ra từ lỗ đen khổng lồ to như sân bóng sâu phía dưới. Từng vệt khói nặng mùi lưu huỳnh phả lên, gió lồng lộng thổi, tạo cảm giác lạnh sống lưng trong hành trình khám phá và trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên trên miệng núi lửa Bromo".

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:36

Tham khảo:

Núi bàn

- Được biết đến là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và là biểu tượng du lịch Nam Phi, núi Bàn - một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất hành tinh, tọa lạc tại thành phố Cape Town, Cộng hòa Nam Phi thực chất là một cao nguyên có chiều dài 3km, xung quanh là các vách đá dốc cùng thảm thực vật và động vật phong phú. Điểm đặc biệt của núi Bàn là có đỉnh bằng phẳng, tạo nên điểm nhấn nổi bật và đã trở thành biểu tượng trên cờ của thành phố Cape Town.

- Núi Bàn có độ cao hơn 1000m. Ngọn núi bằng phẳng, có hình dáng như mặt bàn do chịu tác động xói mòn qua hơn 6 triệu năm. Núi Bàn còn tự hào là nơi có hệ động vật hết sức đa dạng với nhiều loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống tại đây. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ thành phố Cape Town, khu bến cảng Victoria và Alfred, trung tâm thương mại, sân vận động Green Point, tòa nhà Quốc hội,...

- Núi Bàn là một trong những địa điểm yêu thích của người ưa du lịch mạo hiểm hay khám phá thiên nhiên. Du khách thường lên núi Bàn bằng cáp treo hoặc đi bộ. Hệ thống cáp treo được xây dựng và đưa vào hoạt động lần đầu tiên tại đây vào năm 1929, sau 68 năm hoạt động, đến năm 1997, cáp treo được nâng cấp để phục vụ nhiều du khách hơn. Các cabin có hình dáng tròn, có thể trở nhiều người và xoay 360 độ cho du khách tha hồ ngắm cảnh.

- Điểm cao nhất của núi Bàn là điểm cực Đông, gọi là Cột mốc, có độ cao tới 1086m. Ở độ cao này, khí hậu trên núi rất lạnh, thường có mây sương mù che phủ. Từ đây, ngắm nhìn khung cảnh bình minh hay hoàng hôn buông xuống vô cùng tuyệt đẹp.

- Vào buổi chiều, đỉnh núi Bàn thường được bao phủ bởi lớp sương mờ, mây phủ lãng đãng, tạo nên khung cảnh như mơ. Du khách bước vào thế giới hư ảo, nửa thực nửa mơ, đặc biệt khi mặt trời dần lặn, ánh nắng phản chiếu xuống đường chân trời biển tạo nên ánh màu cam, vàng huyền diệu.

- Núi Bàn nằm ngay bên cạnh vườn quốc gia Kirstenbosch, rộng 510ha với hơn 6000 loài động vật và thực vật. Vườn quốc gia này cũng đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1999 và là điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục núi Bàn của nhiều du khách khi đến Nam Phi.

- Thực vật tại núi Bàn chủ yếu là các loại cây bụi rậm. Tại núi Bàn hiện có hơn 2200 loài thực vật được tìm thấy. Riêng dưới chân núi Bàn, có hơn 1500 loài hoa, thi nhau ra hoa suốt bốn mùa trong năm, tạo nên khung cảnh thơ mộng và vô cùng đẹp.

- Núi Bàn còn là nơi lưu trú của rất nhiều loài động vật hoang dã như nhím, hươu, báo, sư tử, mèo châu Phi, nhím,... Trong đó, loài phổ biến nhất là chuột Dassie, du khách có thể bắt gặp chúng tại các trạm cáp treo hay nơi ăn uống của khách du lịch. Núi Bàn có hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Xuan Nhung Nguyen Thi
Xem chi tiết

1. 

Người Thái còn có tên gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác chưa được phân định rõ ràng. Người Thái có mặt ở Việt Nam khoảng hơn 1000 năm trước, có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái, thuộc ngôn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái Lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người Myanmar và tiếng Choang ở miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam chúng ta, 8 dân tộc ít người, bao gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái đều được xếp chung là nhóm ngôn ngữ Thái. Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái ở 8 tỉnh này chiếm 97,6% dân số. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở nước ta có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ 3 về dân số tại Việt Nam. Con số thống kê này so với 10 năm trước, năm 1999 tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải trong cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

 

Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.

Kinh tế của người Thái truyền thống khá mạnh về nông nghiệp làm ruộng nước, theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm đồ gốm. Đồ gốm của người Thái Sơn La có chất liệu, công nghệ, phương pháp nung rất gần với đồ gốm thời Sơ sử của Việt Nam, cách đây trên dưới 2000 năm, theo đó, nó được coi như là báu vật để nghiên cứu so sánh giữa xưa và nay, thông qua rất nhiều văn liệu khảo cổ học và dân tộc học, tôi đã từng được đọc.

 

Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng riêng có, mà của bất cứ cộng đồng nào gặp khó khăn. Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) ở trên đỉnh đầu, như là một chỉ dẫn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ Thái.

Người Thái quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời”. Mộ địa của người Thái thường đặt trong rừng, có nhà mồ và nấm mộ. Xưa kia, người Thái còn có tục dựng hòn mồ bằng đá, như là một tàn dư của tín ngưỡng cự thạch mai táng. Nay tàn dư ấy không còn nhưng vẫn còn nhận ra ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.

Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xaoKhum Lú nàng úa đều là những di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng đồng này, không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới ngưỡng mộ mỗi khi được cách tân hóa, mang đi biểu diễn ở nước ngoài.

Đặc điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hoa là xây nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: Nhà của người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu vì cơ bản, đó là Khứ kháng và Khay điêng. Vì Khay điêng chính là Khứ kháng mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa. Kiểu vì này dần gần lại với kiểu vì nhà người Tày – Nùng.

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà người Thái Đen là khá độc đáo: Các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: Phần dành cho nơi cư ngụ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và phần còn lại là nơi tiếp khách nam.

Vài nét phác thảo trên đây về người Thái ở Việt Nam, hẳn cũng chưa nói được nhiều điều đối với một dân tộc vô cùng lớn, có nhiều biến động, thăng trầm trong lịch sử và có quá nhiều những đóng góp cho mảnh đất chữ S Việt Nam trong dặm dài lịch sử.

Mong muốn nói nhiều như thế thì quả là “bó tay” đối với người viết, khi dân tộc này với bộn bề, chất chứa những giá trị lịch sử, văn hóa muốn lựa chọn trình bạn đọc, nhưng dung lượng lại có hạn, theo đó, mong độc giả hãy coi đây như là những chỉ dẫn bước đầu để có một lần hay nhiều lần trong cuộc đời, được trải nghiệm với bản làng Thái Mai Châu (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên và Tây Thanh – Nghệ, chắc sẽ thu hái được nhiều hơn những gì đã đọc qua bài viết ngắn ngủi này.

 

2.

 

 ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT

          Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ lúc đó và hoàng hậu Ma Da (Maya). Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm Đức Phật 31 tuổi.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

 

3.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đề ra giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

 

4. Cái này tự hoạt động ạ!

# mang tính chất Tk

Hoàng Tuấn Linh
Xem chi tiết
Phạm Hà Linh
Xem chi tiết
Minh Vu
19 tháng 2 2023 lúc 21:14

mọi người ơi cho mình hỏi 11/22 có rút ngọn được không ạ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:29

Chợ phiên là không gian sinh hoạt đầy tính cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng cao Tây Bắc. Hãy cùng chúng tôi đến một phiên chợ đầy màu sắc văn hóa ở vùng cao Vân Hồ, Sơn La. Những thanh âm trong trẻo và trầm bổng của tiếng khèn vang vọng giữa núi rừng, đã tạo nên không gian văn hóa riêng có của một phiên chợ vùng cao. Cả phiên chợ rộn vang tiếng nhạc, tiếng hát, điệu múa xòe hoa của những chàng trai, cô gái. Buổi tối là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn tham gia vào một phiên chợ đặc biệt ở Vân Hồ. Ghé thăm phiên chợ, du khách được hòa mình vào những điệu múa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc, trải nghiệm các sản phẩm thủ công truyền thống và thưởng thức hương vị đặc biệt của thắng cố. Không gian chợ là sự kết hợp giữa các hoạt động xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, trò chơi dân gian.

lê hồng phương Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Dung
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:21

Tham khảo
(*) Lựa chọn: 
thực hiện nhiệm vụ 2

Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 10 2023 lúc 18:10

loading...

Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 10 2023 lúc 18:59

loading...
 

Khu di tích Đình vàng Viên Châu, thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội. Đình Viên Châu có một địa thế rất đẹp, lưng tựa triền đê, nhìn ra trước mặt là ao sen lớn tạo nên một cảnh đẹp thơ mộng cho ngôi đình cổ này. Đình được xây dựng từ thế kỷ XVII, gồm 5 gian, 2 chái, thờ hai vị thành hoàng làng, tương truyền là con của công chúa Thụy hoa con vua Hùng thứ 17 là Thông Hà và Thuỷ Giang Linh ứng Đại vương. Tại đình hiện vẫn còn giữ được 1 bức hoành phi, 2 câu đối và 5 đạo sắc phong. Bố cục tổng thể của đình kiểu chữ Nhị, gồm một tòa Tiền tế kiểu hai mái đầu hồi bít đốc do thời Nguyễn xây thêm phía trước và một tòa Đại đình theo kiểu mái đao.

Tòa Đại đình có quy mô 5 gian 2 chái thực sự là một công trình kiến trúc tiêu biểu của xứ Đoài, còn lưu giữ được nhiều đường nét giá trị từ thời Lê Trung Hưng.Bốn bộ vì chính Đại đình có kết cấu kiểu thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ bẩy hiên trên mặt bằng 6 hàng chân. Bộ đầu dư chạm rồng ở đình Viên Châu đều được làm từ thời Lê Trung Hưng khoảng thế kỷ 17, 18. Tất cả đều được chạm khắc tinh xảo rất đẹp. Em nghĩ tại đây có thể phát triển du lịch.