Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm từ 8-10 câu về quê hương mình
Viết đoạn văn biểu cảm (khoảng 8 đến 10 câu.) về một cảnh đẹp của quê hương em.
Tham Khảo
Nhà em nằm cạnh biển. Buổi tối, em vẫn thường cùng bố mẹ ra ngắm biển. Biển quê em đẹp nhất vào những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, người dân và du khách cùng tận hưởng những làn gió mát, nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Một vài bạn nhỏ đang chơi trò đuổi bắt, trốn tìm say sưa. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
từ văn bản những câu hát về tình yêu quê hương,đất nước,con người hãy viết đoạn văn ngắn 7 đến 9 câu nêu cảm nhận của em về quê hương mình
Viết đoạn văn ( 8 đến 10 câu )biểu cảm về một sản vật quê hương.
Mỗi nơi trên đất nước ta đều có những đặc sản , món ăn riêng. Những món ăn đó đều mang những nét đẹp truyền thống , không có món ăn nào giống nhau cả. Quê hương tôi ở Hưng Yên nghe cái tên có vẻ ai cũng nghĩ nó chỉ là một vùng quê không được đẹp nhưng các bạn đã sai khi đã nghĩ như vậy. Nơi đây phong cảnh rất đẹp từ con người đến thiên nhiên. Với những bãi ngô đang bắt đầu vào mùa,....Rất nhiều những thứ thú vị và hay nhưng đâu ai biết đặc sản ở đây. Nơi đây có nhãn lồng, bạn đã thưởng thức hương vị của nó chưa. Nhãn lồng bên trong có cùi dầy.Về kích thước: Quả nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau. Cùi và hạt nhãn: Cùi nhãn lồng Hưng Yên dày và khô, còn cùi nhãn Trung Quốc dày nhưng nhiều nước. Đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau - đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có. Trên mặt ngoài cùi nhãn lồng Hưng Yên hình thành các nếp nhăn, các múi bóng nhẵn hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu.
Hương vị rất tuyệt, mới nhắc đến thôi tôi đã cảm thấy rất muốn thưởng thức nó rồi. Phong cảnh thật đẹp và cả nhãn lồng hương vị tôi yêu.
Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là mùi hương cá kho ngày tếtCòn nhớ hồi học sinh, cứ đến những ngày 27, 28 tháng chạp tết, tôi bước chân xuống xe ô tô, nhìn ngắm làng quê mình rồi hít 1 hơi thật sâu để tận hưởng hương vị quê, trong đó nồng nàn nhất là mùi hương cá kho ngày tết.Ở quê tôi vốn có truyền thống kho cá ngày tết từ rất lâu rồi, nhưng những năm gần đây, khi được báo chí, truyền hình biết đến, món cá kho như một dòng văn hóa âm thầm bỗng nhiên bùng lên với tính chất thương mại hóa.Công thức cổ truyền vẫn vậy, người kho vẫn là người ở làng, gia vị không có gì thay đổi, chỉ khác một điều là cứ trong thời gian tháng trước tết, làng tôi nhiều ô tô hơn, họ về lấy đặt mua cá với sự trân trọng đặc biệt cho một món đặc sản cổ truyền. Bố mẹ tôi là một trong những người đi đầu trong việc đưa món cá kho cổ truyền ra ngoài thị trường với thương hiệu Cá Kho Nhân Hậu - Trần Luận . Nhà tôi bán từ năm 1998, lúc đầu chỉ là bán cho một vài người quen đặt hàng để biếu sếp , nhưng từ đó đến nay, số lượng đặt hàng dường như lớn lên theo cấp số nhân, đặc biệt là vào dịp tết. ..... Cũng phải thôi, món ăn mà 10 người ăn cả 10 đều khen ngon thì ai mà chả muốn một lần được thưởng thức, không những thế, đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa cho người thân.Thật là tuyệt nếu được thưởng thức cái hồn quê tôi vào dịp tết phải không? Về đến đầu làng, các bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi hương cá kho, nghe thấy tiếng giã gừng giềng, và sẽ thấy những xe chở cá đi nhộn nhịp trên đường..... Một giá trị cần được chúng ta biết đến.
Quê hương tôi sống là một nơi yên bình,nó gắn liền với những sản vật dù chẳng phải là cao lương mĩ vị nhưng cũng đủ để nhớ mãi cái hương vị ngọt ngào ấy.Đặc sản ở nơi tôi sống vô vàn là nhãn,nhãn có đủ các loại như nhãn ghép,nhãn lồng,nhãn đường phèn,.......À! Tôi quên giới thiệu với các bạn rằng quê hương tôi ở Hưng Yên nơi mà mùa hè bạt ngàn là nhãn.Nhãn lồng ở đây khá to,có màu nâu nhạt,cùi dày và hạt nhỏ,...,nhãn đường phèn cũng hấp dẫn không kém với vị ngọt thanh,róc vỏ và róc hạt.Khi thưởng thức nhãn đường phèn ta thấy có vị mềm mà giòn ăn mãi không ngán,ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.Đó là thứ mà dân quê tôi vẫn coi là đặc sản suốt mấy chục năm qua,thứ đặc sản làm những đứa con xa quê lại nhớ tới đất mẹ.
từ nội dung văn bản quê hương của tế hanh em hãy viết đoạn văn 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương trong đó có sử dụng câu cảm thán
viết một đoạn văn ngắn biểu cảm từ 6 đến 8 câu cảm ngĩ về tình cảm quê hương
Viết đoạn văn ( 8 đến 10 câu )biểu cảm về một sản vật quê hương. ( Chè lam )
Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là mùi hương cá kho ngày tếtCòn nhớ hồi học sinh, cứ đến những ngày 27, 28 tháng chạp tết, tôi bước chân xuống xe ô tô, nhìn ngắm làng quê mình rồi hít 1 hơi thật sâu để tận hưởng hương vị quê, trong đó nồng nàn nhất là mùi hương cá kho ngày tết.Ở quê tôi vốn có truyền thống kho cá ngày tết từ rất lâu rồi, nhưng những năm gần đây, khi được báo chí, truyền hình biết đến, món cá kho như một dòng văn hóa âm thầm bỗng nhiên bùng lên với tính chất thương mại hóa.Công thức cổ truyền vẫn vậy, người kho vẫn là người ở làng, gia vị không có gì thay đổi, chỉ khác một điều là cứ trong thời gian tháng trước tết, làng tôi nhiều ô tô hơn, họ về lấy đặt mua cá với sự trân trọng đặc biệt cho một món đặc sản cổ truyền. Bố mẹ tôi là một trong những người đi đầu trong việc đưa món cá kho cổ truyền ra ngoài thị trường với thương hiệu Cá Kho Nhân Hậu - Trần Luận . Nhà tôi bán từ năm 1998, lúc đầu chỉ là bán cho một vài người quen đặt hàng để biếu sếp , nhưng từ đó đến nay, số lượng đặt hàng dường như lớn lên theo cấp số nhân, đặc biệt là vào dịp tết. ..... Cũng phải thôi, món ăn mà 10 người ăn cả 10 đều khen ngon thì ai mà chả muốn một lần được thưởng thức, không những thế, đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa cho người thân.Thật là tuyệt nếu được thưởng thức cái hồn quê tôi vào dịp tết phải không? Về đến đầu làng, các bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi hương cá kho, nghe thấy tiếng giã gừng giềng, và sẽ thấy những xe chở cá đi nhộn nhịp trên đường..... Một giá trị cần được chúng ta biết đến.
Bánh chè lam tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Để làm được miếng bánh chè lam thơm ngon, chuẩn vị thì khâu chuẩn bị nguyên liệu là quan trọng nhất. Bánh chè lam được làm từ bột gạo nếp rang, lạc rang, gừng và đường phên (hay đường đỏ). Đặc biệt, để bánh chè lam có độ dẻo, dai thì khâu rang gạo cho vàng đều là quan trọng nhất. Bánh chè làm là sự kết hợp hài hòa giữa độ ngọt của mật, độ mịn, dẻo của bột nếp, thêm chút cay của gừng, bùi bùi của lạc. Khi ăn người ta sẽ dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ. Bánh dẻo nhưng không dính, lại có mùi thơm nồng quyến rũ khiến bất cứ ai đến Cao Bằng cũng muốn dừng lại thật lâu để thưởng thức.
Chè lam Phủ Quảng là món chè lam đặc sản ở khu vực huyện Vĩnh Lộc,tỉnh Thanh Hóa.Đây là món ăn đã gắn liền với tuổi thơ của em,món này thược được làm vào các dịp lễ tết để cúng tổ tiên vào những ngày đầu xuân.Nguyên liệu chủ yếu để làm món này mật mía,mùi vị mật mía ngọt ngào quyện thêm vị ngậy ngậy của lạc vừng,thêm một chút vị ấm nóng của gừng.Ôi! Hương vị ấy làm sao mà cưỡng nổi cho được.Mỗi miếng chè lam có độ dày khoảng 1,5cm cạnh vuông 5cm,miếng chè lam thường có màu nâu nhạt chủ yếu là màu của mật mía tạo lên.Khi ăn món chè lam sẽ gợi cho ta hình ảnh như sự chuyển giao của đất trời từ năm cũ sang năm mới,cái thời khắc đó chắc cũng còn không xa nữa rồi!
Từ việc cảm nhận đoạn thơ trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về quê hương mình, trong đó có sử dụng ít nhất một câu cảm thán.
Các cao nhân giúp mình với ạ
camon nhìu ạ
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:
Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:
Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:
Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:
viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về một trong những cảnh đẹp của quê hương Hà Giang
giúp mik với pls
Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) nêu lên cảm nhận của mình về những câu thơ sau: "Quê hương mang nặng nghĩa tình/ Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời/ Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về." (Trích từ bài thơ Quê hương - Nguyễn Đình Huân) Giups mình với