Cho tam giác cân PQR , với PQ=PR. Lấy các điểm M,N tương ứng thuộc PQ, PR ssao cho PM = PN. Chứng minh rằng QMNR là hình thang cân
Cho tam giác cân PQR , với PQ=PR. Lấy các điểm M,N tương ứng thuộc PQ, PR ssao cho PM = PN. Chứng minh rằng QMNR là hình thang cân
Ta có:
\(\Delta PQR\) cân tại P nên \(\widehat{PQR}=\widehat{QRQ}\) (1)
PM=PN \(\Rightarrow\)\(\Delta PMN\) cân tại P
\(\Rightarrow\widehat{PMN}=\widehat{PNM}\)
Mà \(\widehat{PMN}+\widehat{NMQ}=180^0\); \(\widehat{PNM}+\widehat{MNR}=180^0\)
\(\Rightarrow\widehat{NMQ}=\widehat{MNR}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra QMNR là hình thang cân
Câu 2: Cho tam giác PQR vuông tại P có PQ = 8cm; PR = 6cm, M là trung điểm của QR. a) Tính QR, PM. b) Từ M vẽ MK, MN lần lượt vuông góc với PR và PQ (K thuộc PQ, N thuộc PR). Tứ giác PNMK là hình gì? Vì sao? c) Gọi O là trung điểm của KM, H là điểm đối xứng của M qua K. Chứng minh: OQ = ON và tứ giác PMQH là hình thoi.
Sửa đề: MK\(\perp\)PQ; MN\(\perp\)PR
a: ta có: ΔPQR vuông tại P
=>\(QR^2=PQ^2+PR^2\)
=>\(QR^2=8^2+6^2=100\)
=>\(QR=\sqrt{100}=10\left(cm\right)\)
Ta có: ΔRPQ vuông tại P
mà PM là đường trung tuyến
nên \(PM=\dfrac{RQ}{2}=5\left(cm\right)\)
b: Xét tứ giác PNMK có
\(\widehat{PNM}=\widehat{PKM}=\widehat{NPK}=90^0\)
=>PNMK là hình chữ nhật
c: Xét ΔRPQ có
M là trung điểm của RQ
MK//RP
Do đó: K là trung điểm của PQ
=>PK=KQ(1)
Ta có: PKMN là hình chữ nhật
=>PK=MN(2)
Từ (1) và (2) suy ra KQ=MN
Ta có: PK//MN
K\(\in\)PQ
Do đó: NM//KQ
Xét tứ giác KQMN có
KQ//MN
KQ=MN
Do đó: KQMN là hình bình hành
=>QN cắt MK tại trung điểm của mỗi đường
mà O là trung điểm của MK
nên O là trung điểm của QN
=>OQ=ON
Xét tứ giác PMQH có
K là trung điểm chung của PQ và MN
=>PMQH là hình bình hành
Hình bình hành PMQH có PQ\(\perp\)MH
nên PMQH là hình thoi
Cho tam giác PQR gọi M và N lần lượt là trung điểm của PQ và PR. Trên tia đối của tia MN lấy điểm E sao cho EM=MN
a/Tứ giác QMNR là hình gì? Vì sao
b/Chứng minh PE=MR
c/Tam giác PQR cần có điều kiện gì để tứ giác PREM là hình chữ nhật?
Cho tam giác PQR cân tại P. Trên cạnh PQ lấy điểm D, trên cạnh PR lấy điểm E sao cho PD = PE. Gọi M là giao điểm của QE và RD
a,Δ PQE = Δ PRD
b,MQR là tam giác cân
c, Gọi I là trung điểm của cạnh QR. Chứng minh ba điểm P, M, I thẳng hàng
Cần gấp ạ. Cảm ơn
a: Xét ΔPQE và ΔPRD có
PQ=PR
\(\widehat{QPE}\) chung
PE=PD
Do đó: ΔPQE=ΔPRD
b: Xét ΔMQR có \(\widehat{MQR}=\widehat{MRQ}\)
nên ΔMQR cân tại M
Cho tam giác PQR nhọn PQ < PR lấy M thuộc cạnh PQ, N thuộc cạnh PR sao cho MN//QR
cho biết PQ=8cm MQ=6cm NP=3cm
p/s EM ĐANG GẤP NHA MN
Ta có: $PQ=PM+MQ$\(\Rightarrow PM=PQ-MQ=8-6=2\left(cm\right)\)
Áp dụng định lý Thales trong tam giác PQR, có:
\(\frac{PM}{PQ}=\frac{PN}{PR}\Leftrightarrow PR=\frac{PN.PQ}{PM}=\frac{3.8}{2}=12\left(cm\right)\)
KL: .........................
a)Tam giác PQR cân tại P, có PE vuông góc với QR (E thuộc QR). Chứng minh EQ = ER
b)Tên tia đối của tia QR lấy điểm M, trên tia đối của tia RQ lấy điểm N sao cho QM = RN. Chứng minh tam giác PMN cân.
c)Kẻ QH vuông góc với PM (HPM), kẻ RK vuông góc với PN (K thuộc PN). Cm: PH = RK.
d)HQ cắt KR tại I, tam giác IQP là tam giác gì? ( 6 đ )
Cho △PQR có PQ = PR = 2cm, QR = √8 cm. Đáp án nào sau đây đúng?
A. Tam giác PQR cân tại P
B. Tam giác PQR vuông tại P.
C. Tam giác PQR vuông tại Q
D. Tam giác PQR vuông cân tại P
cho tam giác PQR nhọn ( PQ<PR). Gọi E,F,G lần lượt là trung điểm của PQ, PR, QR
a) cm: EFRQ là hình thang
b) giả sử RQ=16. tính EF
c) cm: EFGQ là hình bình hành
a: Xét ΔPQR có
E là trung điểm của PQ
F là trung điểm của PR
DO đó: EF là đường trung bình
=>EF//QR và EF=QR/2
=>EF//QG và EF=QG
Xét tứ giác QEFR có EF//QR
nên QEFR là hình thang
b: EF=QR/2=16/2=8(cm)
c: Xét tứ giác EFGQ có
EF//GQ
EF=GQ
Do đó: EFGQ là hình bình hành