Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 5 2021 lúc 20:27

Câu 2: 

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''

Câu 3:

Tham khảo nha em:

Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”

=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.

Câu 4:

Tham khảo nha em:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng

 

Phong Thần
20 tháng 5 2021 lúc 20:27

Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.

Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Phác Kiki
Xem chi tiết
Nguyễn Tuyết
Xem chi tiết
Tryechun🥶
30 tháng 4 2022 lúc 15:29

Câu 1: PTBĐ là: tự sự

Câu 2: Số từ trong đoạn văn là: Một ngày, một ông chủ , một cái giếng

cụm danh từ là: con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân

Câu 3:Thông điệp là: Cho dùng có gặp khó khăn gian khổ thì chúng ta phải cố gắng vược qua như chú lừa trong truyện,chỉ chích ông chủ độc ác vô tâm không nghĩ đến mạng sống của những con vật

-Điều đó có ý nghĩa với em vì nó giúp nâng cao ý thức sống của em hơn

Nguyễn Thị Băng Tâm
Xem chi tiết
Đỗ Thị Bình
Xem chi tiết

Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.

I.  Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:

1. Văn bản:

- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Các loại văn bản:

+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)

+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ  

2. Đọc hiểu văn bản:

a) Mục đích:

Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:

+ Thu thập, chiết xuất thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

  b) Cấu trúc bài đọc hiểu:

- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch

- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.

II. Các dạng đọc hiểu văn bản.

1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản

- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản

Dạng câu hỏi: Văn bản  đề cập đến điều gì?

                        Hãy xác định đề tài của văn bản.

             

- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản

+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...

+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính

           

* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề

- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)

+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...

+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định

- Đặt nhan đề cho văn bản

Cách làm:  + thể hiện được nội dung chính

                  + hình thức ngắn gọn, hấp dẫn

2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản

a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt

Dạng câu hỏi - cách làm

Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Minh
11 tháng 12 2021 lúc 15:49

dài vậy

Khách vãng lai đã xóa
đinh thị khánh ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Khánh Nhi
Xem chi tiết

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngô Khánh Nhi
6 tháng 3 2020 lúc 15:45

thank you

Khách vãng lai đã xóa
Neymar JR
Xem chi tiết
Ong chăm chỉ
24 tháng 5 2021 lúc 8:53

1) đoạn văn trích trong văn bản "Bàn luận về phép học" của la sơn phu tử Nguyễn Thiếp

2)- PTBĐ chính: nghị luận

   - "Tác dụng của việc học chân chính là để làm người ! " hoặc " Tác dụng của việc học chân chính "

3) thuộc kiểu câu trần thuật

    mục đích nói: trình bày

    

Ong chăm chỉ
24 tháng 5 2021 lúc 8:57

4) "Học ! Học nữa ! Học mãi !" Từ xa xưa ông bà ta đã khuyên dạy con cháu học để có một tương lai tốt đẹp . Học không phải là cho người khác , mà là cho chính bảnh thân chúng ta. Nhưng một số người không nhận thức được mục đích của việc học . Có người thì cho rằng học để mai sau kiếm nhiều tiền , cũng có người thì là muốn góp ích cho đất nước , có người thì là vì đam mê năng khiếu từ nhỏ . Những điều đó không sai , là mục đích học của mỗi con người . Tuổi chúng em bây giờ có nhiệm vụ chính là học , vậy theo em , chúng ta phải có mục đích học của riêng mình và phải cố gắng kiên trì để đạt được mục đích đó.

viết chữ nhỏ lại là được nha
Chúc bạn học tốt!
  
Điệp Ánh
Xem chi tiết