Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, trình bày những nét chính về Công xã Pa-ri và nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới.
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Tham khảo
- Sự ra đời của Công xã Pa-ri
+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.
+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.
+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:
+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.
+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Các chính sách của Công xã Pa-ri:
+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;
+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;
+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...
- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:
+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.
+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.
+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.
+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Nêu những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ?
Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ?
1.Hoàn cảnh lịch sử:
*Thế giới:
-Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc phát triển mạnh, vụ phản biến của Tưởng Giới Thach làm cho công xã Quảng Châu thất bại đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam.
-đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
*Trong nước:
-Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. đặc biệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, gai cấp công nhân thật sự trươngt thành, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong trào.
-Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
2. Quá trình thành lập:
* Đông Dương cộng sản đảng:
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn đức Cảnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người, tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929 tại đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiêng
- Hà Nội quyết định thành lập đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ đảng, báo Búa liêm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
*An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của đông Dương cộng sản đảng đã ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng 9/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
* Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
#Tham khảo
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN | |
Mục tiêu | - Xoá sự những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Nhiệm vụ dân tộc: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc). - Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản. |
Giai cấp lãnh đạo | - Giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hóa,…) |
Động lực cách mạng | - Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực của cách mạng. - Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để. |
Kết quả, ý nghĩa | - Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. |
Dựa vào thông tin, tư liệu và các hình trong mục 3, trình bày những nét chính về nguyên nhân, kết quả, tính chất, đặc điểm chính và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp.
Tham khảo
Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.
Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Tính chất:
- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa:
- Đối với nước Pháp:
Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đối với thế giới:
Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.
1 Những thành tựu chính về kinh tế, KH-KT của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa.
2 Tình hình chung của các nước châu A sau năm 1945. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
1, thành tựu kinh tế công nghiệp tăng bình quân 9,6% trên năm , đứng thứ hai thế giới khoảng 20% sản lượng thế giới
nông nghiệp có nhiều tiến bộ vượt bực
KH-KT phát triển mạnh đạt dc nhiều thành công vang dội
1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo
1961 là nc phóng thành công tau vũ trụ bay vòng quanh trái đất
Ý nghĩa : uy tín và địa vị dc đề cao;trở thành trụ cột của các nc XHCN và phong trào cách mạng thế giới
2,tình hình chung của các nc châu Á sau 1945: cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50 phần lớn các nc châu Á đã giành dc độc lập; gần suốt nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á ko ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nc đế quốc nhất là khu vực Đông NAm Á và Tây Á; sau chiến tranh lạnh ở một số nc châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ nạn; nhiếu nc châu á đã đạt dc sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như NHật Bản, Hàn Quốc, TRung Quốc, SIn-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
ASEAN ra đời trong hoàn cảnh khu vực và thế giới trong nửa sau những năm 60 c của thế kỉ XX có nhiều biến động to lớn; sau khi giành độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhiều nc ĐNA chủ trương tổ chức 1 liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực; ngày 8-8-1967 hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN) dc thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) vs sự tham gia cuar 5 nc ( In-đô-nê-xi-a;phi-lip-pin;xin-ga-po;ma-lai-xi-a;thái lan)
nguyên tắc tôn thủ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ko can thiệp vào công vc nội bội của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác và phát triển
thời cơ:nâng cao vị trí, tiếng nói của VN trên trường quốc tế, giúp nền kinh tế VN hội nhập vs các nc
thách thức : sự chênh lệch về kinh tế giữa các nc và chế độ chính trị
1 Những thành tựu chính về kinh tế, KH-KT của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa.
2 Tình hình chung của các nước châu A sau năm 1945. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nghuyên tắc hoạt động của ASEAN. Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
3 Tình hinhfchung của các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
4 Sự ra đời của cộng hòa nhân dân Trung Hoa
3, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan rộng ra các khu vực khác nhiều nc đã giành dc độc lập Ai CẬp ( 6-1953) An-giê-ri (1962) đậc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 quốc gia ở châu lục này vào năm 1960 " năm châu phi" cùng vs đó là sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này
Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
Tham khảo
- Diễn biến:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
+ Tháng 12/1911, Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân quốc.
+ Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế sụp đổ
+ Tháng 2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức. Quyền Tổng thống thuộc về Viên Thế Khải. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả:
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
+ Thành lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Tham Khảo :
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của vương triều mạc
trình bày những nét chính về mục đích và hoạt động của trường đông kinh nghĩa thục năm 1907? giúp mình với mai mình thi :((
* Hoạt động:
-Tháng 3 - 1907, Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành,… mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.Trường dạy các môn Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức các bình văn, xuất bản sách báo nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
-Phạm vi hoạt động: Lúc đầu ở nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,...
-Lo ngại trước hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường, bắt giam Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,...
* Mục đích: Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.