Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1936 – 1939.
Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào 1936 - 1939?
A. Là cuộc tập dượt đầu tiên, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
B. Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Là phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.
D. Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Đáp án A
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 có ý nghĩa:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm.
- Là phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
=> Đáp án A: là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931
Bối cảnh lịch sử của phong trào dân chủ (1936 - 1939) có điểm gì khác biệt với phong trào cách mạng (1930 - 1931)?
A. Đảng Cộng Sản kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B. Phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.
C. Đời sống nhân dân lao động khó khăn cực khổ
D. Quốc tế cộng sản chủ trương chuyển hướng đấu tranh.
Đáp án D
Về hoàn cảnh lịch sử:
- Phong trào 1930 - 1931:
+ Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề nhằm bù đắp thiệt hại của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
+ Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Phong trào 1936 - 1939: tháng 7-1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi => Quốc tế cộng sản đã có chủ trương chuyển hướng đấu tranh so với giai đoạn trước
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
* Bài học kinh nghiệm:
- Tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lao động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?
* Ý nghĩa :
- Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ;
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; Đảng ta ngày càng trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.
- Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của bọn tơrốtkít và các thế lực phản động khác.
* Bài học kinh nghiệm :
- Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu :
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc
- Phong trào dân chủ 1936-1939, được coi như một cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc rèn luyện và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939:
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Ý nghĩa lịch sử :
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Từ trong phong trào khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản
* Bài học kinh nghiệm:
- Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, về giành và giữ chình quyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.
B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.
C. Tư tưởng Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.
D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Đáp án: D
Giải thích:
phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như cuộc diễn tập lần thứ 2 của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Trong phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng. Các lực lượng đấu tranh ngày càng trưởng thành hơn.
câu 1: Nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ?
câu 2: so sánh đặc điểm ( kẻ thù, nhiệm vụ, lực lượng, cách mạng, hình thức - phương pháp đấu tranh) của phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939?
câu 3: phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945?
câu 4: nhưng biện pháp và kết quả của việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính trong hơn 1 năm sau ngày cách mạng tháng 8 thành công?
REFER:
1.* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.
- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
2.
Nội dung | Phong trào CM 1930 - 1931 | Phong trào CM 1936 - 1939 |
Kẻ thù | Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến | Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp |
Mục tiêu | Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) | Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) |
Chủ trương, sách lược | Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
Tập hợp lực lượng | Liên minh công nông | Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. |
Hình thức đấu tranh | Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. | Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá.... |
Lực lượng tham gia | Chủ yếu là công nông | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. |
Địa bàn chủ yếu | Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp | Chủ yếu ở thành thị |
3.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Điểm giống nhau của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939 là
A. Đều thành lập mặt trận dân tộc để tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh
B. Đều để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm quý báu về giành và giữ chính quyền
C. Đều xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc, chống phong kiến
D. Đều huy động lực lượng của toàn dân tộc tham gia đấu tranh
Đáp án C
- Đáp án A: phong trào 1930 – 1931 mới hình thành liên minh công – nông, chưa có mặt trận dân tộc thống nhất.
- Đáp án B: là bài học từ phong trào 1930 – 1931.
- Đáp án C: Nhiệm vụ chiến lược của phong trào 1930 – 1931 và phong trào 1936 – 1939 là chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Phong trào 1930-1931: Chính do những thiếu sót về xác định lực lượng cách mạng trong luận cương tháng 10 của Đảng ta nên thời kì này chủ yếu chỉ thu hút sự tham gia của công nhân và nông dân- hai lực lượng được xác định là nòng cốt của cách mạng, còn những tầng lớp khác chỉ tham gia rất ít.
+ Phong trào 1936-1939: Do chủ trương tập hợp rộng rãi, đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và nhờ sự thành lập của mt dân tộc thống nhất nên đã thu hút, huy động, giác ngộ được đông đảo quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp, giai cấp đừng về phía cách mạng và hang hái đấu tranh cách mạng, từ…với những phong trào…
Điểm giống nhau của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939 là:
A. Đều thành lập mặt trận dân tộc để tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh
B. Đều để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm quý báu về giành và giữ chính quyền
C. Đều xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc, chống phong kiến
D. Đều huy động lực lượng của toàn dân tộc tham gia đấu tranh
Đáp án C
- Đáp án A: phong trào 1930 – 1931 mới hình thành liên minh công – nông, chưa có mặt trận dân tộc thống nhất.
- Đáp án B: là bài học từ phong trào 1930 – 1931.
- Đáp án C: Nhiệm vụ chiến lược của phong trào 1930 – 1931 và phong trào 1936 – 1939 là chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Phong trào 1930-1931: Chính do những thiếu sót về xác định lực lượng cách mạng trong luận cương tháng 10 của Đảng ta nên thời kì này chủ yếu chỉ thu hút sự tham gia của công nhân và nông dân- hai lực lượng được xác định là nòng cốt của cách mạng, còn những tầng lớp khác chỉ tham gia rất ít.
+ Phong trào 1936-1939: Do chủ trương tập hợp rộng rãi, đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và nhờ sự thành lập của mt dân tộc thống nhất nên đã thu hút, huy động, giác ngộ được đông đảo quần chúng nhân dân ở mọi tầng lớp, giai cấp đừng về phía cách mạng và hang hái đấu tranh cách mạng, từ…với những phong trào…
Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939.
A. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
B. Phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
C. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
D. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
Đáp án C
Phong trào đấu tranh của cách mạng nước ta giai đoạn 1936 - 1939 được chia thành ba nhóm chính: Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939
A. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
B. Phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
C. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
D. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ
Chọn đáp án C
Phong trào đấu tranh của cách mạng nước ta giai đoạn 1936 - 1939 được chia thành ba nhóm chính: Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí