Nghe – viết: Bờ tre đón khách (từ Bờ tre quanh hồ đến Đậu vào chỗ cũ)
a) Điền vào chỗ trống d hoặc gi:
Dung ...ăng ...ung ...ẻ
...ắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà ...ời
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho ...ê đi học.
b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng
Trên bờ, vai, nhan hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
a)
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà giời
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học.
b)
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng
Trên bờ, vải, nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Bài 1: Phân loại các từ trong đoạn thơ dưới đây vào các cột từ loại.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Từ đơn |
Từ phức |
|
Từ ghép |
Từ láy |
Nhanh nha, mik cần gấp
BẾN ĐÒ NGÀY XƯA Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át, Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa. Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt, Mặc con thuyền cắm lại đậu trơ vơ. Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, Thúng đội đầu như đội cả trời mưa. Và hoạ hoằn một con thuyền ghé chở, Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa. Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo? Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Câu 4: Anh/Chị thấy được gì trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên? Chỉ em với ạ 🥺
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1: Câu thơ nào miêu tả cây tre?
Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên đặc điểm gì của cây tre?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Câu 4: Từ hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ trên, anh (chị) hãy cho biết tác giả nói về những phẩm chất gì của dân tộc Việt Nam?
Ai lm giúp mik vs mik đang cần gấp í
Phân loại các từ trong đoạn thơ dưới đây vào các cột từ loại : Từ đơn, từ ghép, từ láy
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.
Từ đơn: tre, xanh, chuyện, thân, lá, lũy, thành, ơi, cũng, đất, đã, có, mà, sao, nên, ở, đâu
Từ ghép: tre xanh, tự bao giờ, ngày xưa, bờ tre, xanh tươi, đất sỏi, cho dù, đất vôi, bạc màu
Từ láy: gầy guộc, mong manh
Viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày cảm xúc của em về bài ca dao dười đây .Có ít nhất 2 từ đồng âm gạch chân dưới 2 từ đó
"Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng"
Bài ca dao này thể hiện sự tình cảm và tình yêu thương của tác giả dành cho làng quê. Em cảm nhận được sự thanh bình và tươi mát của làng quê thông qua hình ảnh lũy tre xanh và sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Cảnh vật bên bờ vải nhãn hai hàng và sông cá lội từng đàn tung tăng càng làm cho làng tôi trở nên sống động và đáng yêu hơn.
TRong bài tre của nhà thơ Nguyễn Bao có viết.
Đứng trên bờ ao
Tre nghiêng soi bóng
Mặt hồ gợi sóng
Tre thả thuyền trôi
a, Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì
b,Theo em,hình ảnh cây tre hiện lên ntn?Tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình đối với cây tre Việt Nam ntn?
Trong bài tre của nhà thơ Nguyễn Bao có viết :
Đứng trên bờ ao
Tre nghiêng soi bóng
Mặt hồ gợi sóng
Tre thả thuyền trôi .
a, Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa .
b,Theo em , hình ảnh cây tre hiện lên thân thương , duyên dáng , gần gũi .
Tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình đối với cây tre Việt Nam : yêu mến , quý trọng , làm một người bạn thân thiết với cây tre cũng như con người Việt Nam .
Ngắt đoạn văn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu. Viết hoa chữ cái đầu :
Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em lại ra sông hóng mát trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
Từ đầu ...tận.Những ... sông.Chiều ... đến hết.
k cho tui nghe
Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) ............ lũy tre tỏa bóng che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ.
b) ............ em thường mong bố mẹ đến đón em về ngôi nhà nhỏ bé thân thương của mình.
c) ............., trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp rùa hiện lên lung linh.
d) .............., trường em hiện ra với những mái nhà đỏ tươi, những phòng học quét vội vàng san sát bên nhau.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đấ xỏi đất vôi bạc màu
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm xúc và suy nghĩ của em về đoạn thơ trên
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ được trích trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã dùng câu hỏi tu từ:"Tre xanh/ Xanh tự bao giờ". Dường như tre xanh đã gắn bó với đời sống của làng quê thanh bình Việt Nam từ những buổi sơ khai dựng nước từ rất lâu rồi. Tre xanh đã gắn bó với con người VN, dân tộc VN qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử rồi để đến ngày hôm nay, nó vẫn ở đấy cùng con người VN. "Thân gầy guộc, lá mong manh" là câu thơ miêu tả ngoại hình của cây tre. Tre xanh với thân hình gầy guộc nhưng thân thẳng và cứng cáp vô cùng. Chính vì thế mà nó làm nên lũy, nên thành. Trong những tháng ngày kháng chiến, tre là người bạn bao vây bảo vệ chiến sỹ khỏi giặc ngoại xâm. Tre đồng hành cùng người dân VN qua từng lối ăn ở hàng ngày đến khi chiến đấu. "Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu" là những câu thơ nói về phẩm chất của cây tre. Cây tre dường như mang vẻ đẹp phẩm chất của người dân VN kiên cường, bất khuất. Dù cho môi trường sống có khắc nghiệt, gian truân thì sức sống của những rặng tre xanh hay người dân VN cũng vẫn bền bỉ, đầy sức sống. Tóm lại, đoạn thơ là lời ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của tre VN cũng như con người VN.