Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyên Nguyễn Hồ Xuân
Xem chi tiết
Tuananh Le
Xem chi tiết
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 2 2021 lúc 15:14

Bạn tham khảo :

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu . Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”. Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi… Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn… Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ . May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước. Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

TK#

Tinh yêu làng quê, đã từ lâu, gần như trở thành một tình cảm hiện hữu trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng vậy. Tinh cảm mà ông dành cho làng Chợ Dầu thân yêu không chỉ dừng ở vẻ đẹp bên ngoài với đường lát đá xanh, nhà gạch san sát,…mà còn về tất cả mọi thứ có trong làng. Lòng yêu làng xóm quê hương đã tạo nên một ông Hai rất đặc biệt trong đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đoạn trích mở ra khi ộng Hai cùng gia đình đã đi tản cư. Nhưng không vì lẽ đó mà ông quên làng Chợ Dầu, ngược lại, ông thường đi khoe làng với mọi người ở nơi ở mới. Kim Lân đã khéo léo khi xây dựng ông Hai với một thói quen rất lạ nhưng đáng yêu đó. Khoe làng tuyệt nhiên không phải vì hợm hĩnh mà chỉ đơn thuần ông muốn san sẻ tình yêu làng nồng nàn trong con tim mình với mọi người. Những lúc rảnh rỗi, ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Dù thực sự khổ tâm vì không thể tự đọc nhưng ông luôn thích thú khi nghe “lỏm” được tin về chiến công của quân ta, những lúc đó “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”. Sự nhớ nhung khôn nguôi về làng Chợ Dầu tạo thành thói quen khoe làng cùng lòng vui sướng khi nghe những thành công của cuộc kháng chiến cho ta thấy một ông Hai với lòng yêu làng, ủng hộ cách mạng rất trong sáng, rất tiêu biểu của những người nông dân Việt Nam.

Nhưng như người xưa đã nói, cái gì cũng cần thời gian thử thách. Lòng yêu làng, yêu nước của ông bị đặt vào một tình huống éo le: làng Dầu của ông theo giặc. Tin này như một đòn giáng mạnh vào lòng tin và tình yêu sẵn có trong lòng ông, làm ông chao đảo. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Kim Lân đã được bộc lộ rõ ở đây. Ông Hai hỏi đi hỏi lại mãi người phụ nữ vừa mới tản cư lên, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê tê rân rân, ông lặng đi như ngưng thở… Tin đó quá bất ngờ và quá dữ dội đối với ông. Sau bất ngờ, ông trở nên xấu hổ, cứ “cúi gằm mặt xuống mà đi” và lo nghĩ. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được tác giả sử dụng thật tài tình. Ông Hai kiểm chứng lại tin đồn, ngờ ngợ, tự nhủ với bản thân rằng lẽ nào người trong làng lại làm thế. Như muốn an ủi bản thân nhưng rồi những chứng cớ không thể chối .cãi với những cái tên không thể sai đã dập tắt hi vọng của ông. Ông nắm chặt tay lại mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Chỉ với một câu thôi mà ta như thấy được sự chênh vênh, bấp bênh giữa tình yêu làng nước và lòng tin trong lòng ông Hai. Sự việc được đẩy lên đỉnh  điểm khi mụ chủ nhà nói xa nói gần muốn đuổi gia đình ông. Nó đẩy ông đến bờ vực chọn lựa: về làng tức là bỏ kháng chiến, không theo Cụ Hồ, nhưng ông cũng vẫn còn yêu cái làng Chợ Dầu của ông lắm lắm, mặc dù ông đã lo sợ, đã xấu hổ… từ khi nghe tin làng theo giặc. Tự trong thâm tâm, phải yêu làng lắm ông mới đau khổ đến như vậy.

Nhưng rồi, ông đã dũng cảm gạt tình yêu làng sang một bên, “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Sự đấu tranh tâm lí đã cho ông một sự lựa chọn dứt khoát nhưng cũng để lại trong lòng ông một nỗi đau buồn lớn. Như để khẳng định lại lòng yêu nước của mình, ông hỏi đứa con trai út:

” – Thế nhà con ở đâu?

– Nhà ta ở làng Chợ Dầu. [… ]

– À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.

Không, ông không quên làng Chợ Dầu nhưng ông sống vì cách mạng. Câu trả lời ngây thơ, trong sáng và thành thực của cậu con trai út như tiếng lòng của ông, khăng định tấm lòng trong sạch và son săt của bố con ông. Tác giả đã đặt ông Hai vào một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật hộc lộ những phẩm chất và tính cách đáng quý của lòng yêu nước.

Rồi cũng đến lúc ông Hai được nghe tin cải chính về làng Chợ Dầu thân yêu của mình. Sự vui sướng của ông được bộc lộ qua cử chỉ mua bánh cho con, rồi lật đật tới nhà bác Thứ, mụ chủ nhà,… để báo tin. Ong không kịp nói gì nhiều, chỉ nói về cái nhà mình bị đốt, về làng Chợ Dầu không theo giặc. Những tưởng chuyện nhà bị đốt là chi tiết không hợp lí khi để ông Hai vui mừng kể lại nhưng thực ra, ẩn sau đó là những gì thối nát mục ruỗng của chế độ cũ đã bị thiêu đốt hay lòng nghi ngờ đã bị thiêu đốt? Đó là minh chứng cho sự trong sạch của lòng ông. Rồi ông lại “vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông”, cứ như thể ông vừa từ trong làng ấy bước ra.

Để xây dựng thành công nhân vật ông Hai, Kim Lân đã dựng được một tình huống truyện rất đặc biệt mà qua đó nhân vật bộc lộ được chiều sâu tâm trạng. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong Làng rất tinh tế, thông qua từng cử chỉ, hành động, ý nghĩ, lời nói,… làm cho nhân vật trở nên sống động, hấp dẫn. Khả năng sử dụng ngôn ngữ đối thoại cùng độc thoại nội tâm linh hoạt đã tạo nên một ông Hai rất điển hình của người nông dân Việt Nam yêu nước nhưng vẫn có được những nét riêng, dấu ấn 1’iêng của bản thân mình.

Ông Hai – nhân vật điển hình của người nông dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp: tình yêu làng xóm đã được hoà quyện, gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

 
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
23 tháng 2 2021 lúc 15:16

Bài làm

Viết về đề tài người nông dân trong kháng chiến thì Kim Lân là một trong những nhà văn hiện đại đạt được nhiều thành tựu. Trong đó truyện ngắn Làng của ông nhận được sự chú ý hơn cả.

Truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông dân cần cù, chất phác. Ông là người yêu lao động và rất chăm chỉ “ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân ngơi tay”. Trước cách mạng tháng Tám, cuộc đời ông cũng giống như bao người khác khi trải qua rất nhiều sóng gió. Ông vốn mù chữ nhưng nhờ Cách mạng nên ông được học “bình dân học vụ” nên biết chữ, biết đánh vần. Đặc biệt ông có tình yêu làng sâu sắc và nhà văn Kim Lân đã miêu tả rất đặc sắc về tình yêu làng của ông.

Ông Hai có một cá tính đó là hay khoe về làng của mình. Trước kia ông thường hay tự hào về cái “sinh phần quan tổng đốc” của làng mình. Đi đâu, gặp ai ông cũng khoe “cái dinh cơ của làng tôi có lăm lắm là của. Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy”. Dù cho ông đã bị thương trên chính cái dinh cơ ấy nhưng ông vẫn khoe về nó giống như cái sinh phần ấy là toàn bộ sức lực của làng. Tình yêu làng hết sức thiêng liêng và cao quý bởi với ông thì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của ông, tất cả những gì thuộc về làng đều thiêng liêng và ông đều yêu. Có thể nói đó là tình yêu hết sức tự nhiên, thuần túy và thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của một người ít học.

Sau cách mạng ông đã được giác ngộ cách mạng, đi theo cách mạng. Ông vẫn yêu làng, yêu với tất cả tình cảm trong sáng và sự chân thành của mình. Tuy nhiên ông đã có thêm những nhận thức và ông cũng không nhắc tới “cái sinh phần” ấy như trước nữa mà thậm chí là thù nó. Rồi ông yêu và tin theo Cách mạng, yêu không chỉ cái làng nhỏ bé của ông mà yêu cả quê hương, đất nước. Vì thực tế của cuộc chiến nên ông buộc phải rời xa làng, mới đầu ông còn muốn ở lại cùng kháng chiến nhưng sau đó tình thế bắt buộc phải đi nên ông đã nghĩ “tản cư cũng là chiến đấu”. Từ ngày đi tản cư ông vẫn hồn nhiên, lạc quan như trước kia. Ông khoe về cái làng Dầu kháng chiến với “cái phòng thông tin tuyên truyền rộng rãi nhất vùng”, “cái chòi phát thanh”. Rồi ông khoe về cái làng mình trong những ngày khởi nghĩa rầm rầm. Xa làng nên những nỗi nhớ về làng càng thêm da diết và càng thôi thúc ông nói, khoe về làng mình với bất cứ ai ông gặp được.

Có thể nói dưới ngòi bút của Kim Lân thì nhân vật ông Hai hiện lên một cách chân thực, một con người yêu làng, yêu nước sâu đậm. Ông tin tưởng và đi theo Cách mạng. Đây cũng là một thứ tình cảm sâu sắc của người nông dân Việt Nam. Chính vì quyết tâm đi theo kháng chiến nên ban đầu khi vợ con đi tản cư thì ông vẫn quyết định ở lại cùng đội du kích “đào đường, đắp ụ” và cực chẳng đã mới phải rời làng đi tản cư. Có lẽ cũng chính vì không được ở lại kháng chiến, thêm việc xa làng và cuộc sống túng quẫn nên ông cũng có những thay đổi nhất định. Ông Hai trở nên ít nói cười, lầm lì và thậm chí là cáu gắt với vợ con. Nhưng khi có tin về những chiến tích kháng chiến thì lại nghe tin dữ đó là cả làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Đây cũng là lúc tâm trạng của ông có sự biến đổi rõ rệt nhất. Tin tức ấy giống như một nhát dao đâm vào tim ông vậy. Ông cảm thấy tủi nhục cúi gằm mặt mà đi, nằm vật ra giường mà nước mắt cứ trào ra. Phải có một tấm lòng yêu làng đến nhường nào mới có thể rơi vào tình trạng ấy? Thậm chí ông còn định bất chấp nguy hiểm để về làng và chứng thực thông tin trên nhưng tình yêu nước, niềm tin vào Cách mạng tuy nảy nở sau nhưng đã lớn hơn, vượt qua tình yêu làng dẫn tới quyết định kiên quyết của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đây đồng thời là bài học quý giá mà Kim Lân dành cho mỗi chúng ta.

Rồi khi hay tin làng Dầu theo Tây được cải chính thì trước đó ông đau khổ, tuyệt vọng bao nhiêu thì nay ông lại càng hồ hởi, vui sướng bấy nhiêu. Ông Hai lại trở về với hình ảnh hồn nhiên, chất phác như trước kia. Ông chạy nhanh đi mua quà cho con, rồi đi khoe ngay với mọi người. Chính niềm vui ấy mà ông còn chạy đi khoe khi hay tin làng mình bị đốt sạch mà theo lẽ thông thường thì đó là tin buồn. Tuy nhiên trong trường hợp này thì đó lại là minh chứng cho việc làng Dầu không theo Tây.

Có thể nói Kim Lân đã rất thành công trong việc khắc họa nhân vật ông Hai từ sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm khiến ta thấu hiểu sâu sắc về nhân vật. Qua đó người đọc dễ dàng thấy được tình yêu làng, yêu nước và tình yêu, niềm tin vào Cách mạng.

Anh Lê tuan
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
28 tháng 4 2020 lúc 19:46

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học nổi tiếng viết về người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai - nhân vật chính của truyện chính là hình ảnh tiêu biểu và chân thực nhất về những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cuộc cách mạng,với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, với niềm tin yêu ,thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ vĩ đại ;kính yêu. Thông qua câu truyện ngắn này ,ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết ; sâu sắc của người nông dân Việt Nam dù ở trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1  một mực 1 lòng yêu quê hương đất nước. 

Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt mà mỗi người trong chúng ta cũng rất khó để diễn tả thành lời. Ở nơi tản cư ông  vẫn luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc;tha thiết khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo ,lôi cuốn,cuốn hút. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng víu ở cổ, ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi từ từ ; chậm rãi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ cần nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt bất kì ai nữa.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ ,vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn thêm gấp trăm , gấp vạn lần…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, thủy chung , không thể nào bị phá vỡ được. Ông xúc động, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Nhưng ,dẫu vậy , thì ông vẫn mãi một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .

May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được đính chính lại. Ông Hai sung sướng như được vừa được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã khắc họa thành công được chiều sâu về mặt tâm trạng của nhân vật,điều đó đã góp một phần không nhỏ tới sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Kim Ngân
28 tháng 4 2020 lúc 20:56

chúc hok tốt

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Phương  Thảo
Xem chi tiết
Selina Moon
6 tháng 3 2016 lúc 21:52

 Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ. Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý. Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từngnếp nhà, thửa ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang haàg xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần”- lăng mộ- của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cươờghào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhfi thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên , hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày,từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó

thuần phác và trong sáng biết bao. Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” . Trước hết là sự xót xa của ông về làng mình , sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình . Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó . Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện , tự hào. Vaỵa mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm . Từ lau ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì làng mà bro nước, bỏ kháng chiến. Giưũa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo connhớ câu”nàh ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giưũa quê hương và tổ quốc. Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sangmột bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt. Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi ngeh tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không pảhi dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật,bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ dầu kháng chiến của mình

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình. Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương- Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trongtình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà vănhọc thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy

 

Aoi Ogata
Xem chi tiết
quách anh thư
26 tháng 1 2018 lúc 21:51

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

bùi thị diệu hương
27 tháng 1 2018 lúc 12:44

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Nghị luận về lòng yêu nước -Văn lớp 9

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

K NHA MẤY BN,NẾU CÁC BN THẤY HAY

Nguyen Thi Hoai An
Xem chi tiết
Reton VN
Xem chi tiết
Võ Tấn Doanh
Xem chi tiết