Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh lồi mắt cho cá rô phi nuôi tại địa phương em.
Đề xuất một số công việc nên làm để phòng bệnh Newcastle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em.
- Khử khuẩn các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.
- Kiểm dịch và tiêm vaccine đúng quy định.
- Cách li gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh đúng quy định.
- Phun khử trùng định kì.
- Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.
Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển phù hợp với thực tiễn của địa phương em.
- Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ.
- Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo khi chăn nuôi lợn tại địa phương.
- Khử trùng diệt khuẩn định kì
Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
- Nuôi dưỡng tốt:
+ Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
+ Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
- Chăm sóc chu đáo:
+ Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
+ Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.
- Cách li tốt:
+ Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
+ Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:
+ Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
+ Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:
+ Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
+ Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.
Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lí chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn ở địa phương em.
- Giừ gìn nơi chăn nuôi sạch sẽ
- Cách li đối với các con lợn có triệu chứng kịp thời
- Vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại sạch sẽ
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em.
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi trâu, bò ở địa phương em:
- Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với trâu, bò, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
- Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...
- Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.
- Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.
Cá rô phi đơn tính cho tốc độ lớn nhanh hơn, đồng đều hơn so với nuôi cá rô phi lưỡng tính. Để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, người ta dùng biện pháp:
A. Chọn lọc lấy cá con là cá đực hoặc cá cái để thu được hiệu quả cao nhất
B. Dùng máy li tâm tách tinh trùng thành 2 loại X và Y để điều khiển giới tính đời con
C. Cho cá bột ăn thức ăn chứa vitamin estrogen
D. Bổ sung 17-methyltestosterol và vitamin C vào thức ăn cho cá bột.
Đáp án D
Cá rô phi đơn tính cho tốc độ lớn nhanh hơn, đồng đều hơn so với nuôi cá rô phi lưỡng tính. Để sản xuất giống cá rô phi đơn tính, người ta dùng biện pháp bổ sung 17-methyltestosterol và vitamin C vào thức ăn cho cá bột.
Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương.
- Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị, ăn uống của vật nuôi.
- Đảm bảo nguồn ăn cho vật nuôi an toàn
- Chú ý trạng thái của vật nuôi hằng ngày qua các biểu hiện
- Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
- Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.
Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?
A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn
Lời giải:
Cá rô phi có khối lượng tối đa là khoảng 4kg /con trong thời gian nuôi 3 năm. Trong 1 năm đầu tiên thì chúng đạt khoảng 1,5 – 1,8kg/con.
Có thể thấy nuôi lâu sẽ dẫn tới :
• Tốn thức ăn, tốn công chăm sóc
• Thịt cá dai, không ngon
Ý A không đúng vì khối lượng tối đa của cá là 2,5kg
Ý D không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 1: Hãy kể tên những sản phẩm cây trồng(ít nhất là hai) được xuất khẩu nhiều ở nước ta?Việc phát triển cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì
Câu 2: muốn cây trồng có giá trị xuất khẩu,cần làm gì
Câu 3: Ở gia đình địa phương em có theer nuôi được loại vật nuôi đặc sản nào?Đề xuất ý tưởng nuôi vật nuôi đặc sản với người thân và nêu những việc em sẽ tham gia khi gia đình em nuôi vật nuôi đặc sản đó?Môi tả 1-2 công việc em có thể làm được
Câu 4: Chăn nuôi và trồng trọt co quan hệ,tác động qua lại với nhau như thế nào
Câu 5:Em hãy cho biết trong các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi như:(Giống vật nuôi;thức ăn;nuôi dưỡng;chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh) thì yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?Vì sao?
Câu1: Các sẩn phẩm cây trồng đc xuất khẩu ở nước ta là: hạt điều, hạt tiêu; gạo; cà phê; chè.....
Câu 2: Cần phải:
- tìm hiểu kĩ yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cân trồng có giá trị xuất khẩu.
-Chọn giống cây trồng có giá trị xuất khẩu phù hợp
- thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc
-chọn, tạo giống cây trông có chất lượng sản phẩm cao
-ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm cây trồng
-tận dụng diện tích gieo trồng sẵn có ở địa phương
chè các loại , gạo , cao su , sắn hạt tiêu , hạt điều , rau quả , ..
việc sán xuất các sán phẩm trồng trọt không chỉ đem lại nguồn thu hoạch ngoại tệ cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động , góp phần cải thiện đời sống của những người làm nghề trồng trọt