Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 5 2017 lúc 10:29

Đáp án: D

FREESHIP Asistant
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 3 2017 lúc 9:46

Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại

Moon
Xem chi tiết
Hắc Hoàng Thiên Sữa
15 tháng 6 2021 lúc 10:03

Tham Khảo Nhé!!!

ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt được thể hiện trong đoạn thơ.Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la. Và đến đây, khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu ngàn dâu xanh ngắt, ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Trong thơ ca trung đại, thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu, hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 4 2018 lúc 11:00

Đáp án: A

FREESHIP Asistant
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 2 2022 lúc 3:18

e cs thể lm theo ý ngắn gọn để triển khai ra nhe chứ làm nguyên 1 bài dài lắm:

+MB: giới thiệu tác giả tác phẩm đoạn trích

+TB: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (trích dẫn 8 câu thơ ra) - Cảnh vật + “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng

=>  Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm + “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống.

=>  Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ - Thời gian + “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng.

=>  Nỗi buồn kéo dài vô tận. + “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó.

=>  Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ - Hành động. + Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng + “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man. + “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc + “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở - Hình ảnh: “Sắt cầm, dây duyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa

=>  Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.

-Đánh giá ND+NT

KB: Đánh giá lại nội dung đoạn trích

nguyen thi dao
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn Khánh Linh
15 tháng 10 2018 lúc 20:48

-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.

-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.

-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.

-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.

CHÚC BN HC TỐT!!!^^

nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 7 2019 lúc 11:01

a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt

b, Nghĩa của các từ xanh được sử dụng trong bài khác nhau về mức độ cũng như tính chất

     + Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng

     + Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng

     + Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng

c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm:

- Màu gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, mênh mông, nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt

- Diễn tả khoảng cách ly biệt của lứa đôi ngày càng lớn

- Nỗi buồn tới cao độ của người chinh phụ khi xa chồng

DHF Ron
Xem chi tiết
Mysterious Person
31 tháng 5 2018 lúc 9:50


- Dường như trong tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng. Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông...non Yên”. Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: có tiện, nghìn vàng, xin thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay. Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên...đường lên bằng trời.”. Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo: “đường lên bằng trời”. Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ. Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ. 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, là việc tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực. Đọng lại là nỗi nhớ nhung, đau xót của người chinh phụ.

- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa. “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc. Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng...Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ. Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ giọt sương, tiếng trùng đến mưa xuân cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm. ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu. Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu./Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ lòng để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ. Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ.

- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin...Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên...Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm...Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!”. Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt.

--> Đó là trường tâm trạng thể hiện nhiều cung bậc: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, kinh sợ,...Nó là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 1 2018 lúc 9:47

- Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư

- Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn

- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông

- Thời gian: trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.

- Tiếng gà: là âm thanh xuất hiện trong cái cô tịch của đêm

- Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao

→ Nỗi cô đơn, buồn tủi chiếm lấy tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như tô đậm hơn nỗi sầu kim cổ ấy.