Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “ Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “ Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya).
Hãy nêu cảm nhận của em về Nhật Ký của Đặng Thùy Trâm
Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm có viết trong cuốn nhật kí của mình: "Chỉ có tình yêu thương mới ươm mầm hạnh phúc". Em hãy giải thích làm sáng rõ câu nói đó
Ai biết liệt sĩ, nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Mình biết :
Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11, 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.
Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11, 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006. - wikipedia
Chúc bạn học tốt!
Câu 1. Tìm và sửa lại những danh từ riêng viết chưa đúng :
a/Tên người , tên địa lí Việt Nam: Nguyễn Trãi, Đặng thùy Trâm, Hoàng liên sơn, bạch đằng,Thái Bình
b/ A-lếch-xây, Mari quyri, Italia, Ra-dơ-líp, An-pơ.
c/ Tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán -Việt: Lỗ Tấn , Bồ đào nha, thiên an môn.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở dưới:
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn chục thanh niên cả nam lẫn nữ, vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặtvào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
(Chu Văn)
Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
…………………. …………………. …………………. | …………………. …………………. …………………. | …………………. …………………. …………………. |
Câu 3: Chữa câu sau bằng cách thay các cặp từ chỉ quan hệ:
a/ Dù hoa gạo đẹp nhưng cây gọi đến rất nhiều chim.
b/ Vì người yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.
c/ Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mng Giúp tui nha!Tui đag rất cần!.
Ai xong trước tui sẽ tick!
a/Tên người , tên địa lí Việt Nam:
Nguyễn Trãi, Đặng Thùy Trâm, Hoàng Liên Sơn, Bạch Đằng,Thái Bình b/ A-lếch-xây, Mari quyri, Italia, Ra-dơ-líp, An-pơ.
c/ Tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán -Việt: Lỗ Tấn , Bồ Đào Nha, Thiên An Môn. …………………………………………………………………………
viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm: "Đời phải trải qua giong6 tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
giúp mình với !!!
mình cần gấp lắm!!!
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.
“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.
Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.
Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.
#Châu's ngốc
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.
Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.
Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.
Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
Em hãy so sánh hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa trong đoạn trích: "Đánh nhau với cối xay gió" để thấy được tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản.
Tham khảo:
Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thực thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng tranh đấu mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi. Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, lưỡng lự. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản”
Những điều tốt đẹp của nhân vật khi xông lên đánh nhau với cối xay gió- những gã khổng lồ và sau cú ngã như trời giáng thể hiện ở chỗ:
- Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu “ quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
- Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng.
- Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Không hề kêu ca, theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương
Như vậy, rõ ràng Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng tốt đẹp, là người dám chiến đấu hi sinh để phụng sự lí tưởng, là người muốn những điều tốt đẹp cho mọi người.
Nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người sách vở và không thực tế, một người mà đầu óc mù quáng và buồn cười. Điều đó thể hiện ở việc khăng khăng coi những cối xay gió là những gã khổng lồ độc ác, xông lên đánh nhau với chúng đến nỗi giáo gãy tan tành, bản thân ngất đi, con ngựa cũng bị toạc nửa lưng. Rồi cái gì cũng theo sách vở : cầu mong tình nương giúp đỡ khi giao chiến, không dám kêu đau. cho phép Xan chô Pan xa kêu la thoải mái vì sách kiếm hiệp không cấm. Và thức cả đêm để nghĩ tới tình nương, nhịn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no.
Chúng ta ca ngợi, khâm phục tinh thần sống có lí tưởng, dũng cảm chiến đấu cho công bằng, hạnh phúc của thế giới này của nhân vật, nhưng cũng phê phán sự gàn dở, mù quáng theo sách vở và cố chấp của chàng.
Nhân vật Xan chô Pan xa là một nhân vật phụ. luôn luôn thực tế và thực dụng. Anh ta không sống theo sách vở, thích được lợi, thích ăn ngon và ngủ kĩ, thích cuộc sống nhàn hạ. Khác biệt lớn nhất là anh ta không theo đuổi một lí tưởng, hành động thực tế, tránh xa những gì nguy hiểm. Có thể nói gọn lại Xan chô Pan xa là người giản dị trong tư tưởng, giản dị trong tình cảm. Điều đó vừa tương phản, lại vừa bổ sung làm nổi bật tính cách của Đôn Ki-hô-tê.
Nêu phải so sánh hai nhân vật thì cần nhấn mạnh đến việc theo đuổi lí tưởng tốt đẹp, dũng cảm chiến đấu, xông vào nơi nguy hiểm là nét khác biệt và nổi trội ở Đôn Ki-hô-tê.
Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
cả đặng trần thùy dương nữa cùng một nick đấy
Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:
8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:
- Tính cụ thể:
+ Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí
+ Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)
+ Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách
- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)
- Tính cá thể
+ Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"8/3/69
Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
Văn bản trên tồn tại dưới dạng nào?
Em hãy tìm một biện pháp tu từ nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh được tác giả sự dụng trong đoạn trích