Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 10:55

- Xử lí số liệu:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu lục, năm 2000 và 2019 (%)

- Tính bán kính:

Cho bán kính hình tròn năm 2000 là 1,5 cm => bán kính hình tròn năm 2019 = 3511,3 : 2031,6 x 1,5 = 2,6 (cm).

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu lục, năm 2000 và 2019 (%)

=> Nhận xét:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân theo châu có sự thay đổi trong năm 2000 và 2019:

- Châu Á có tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cao nhất trong các châu lục ở cả 2 năm 2000 và 2019, chiếm khoảng 60% tỉ trọng thế giới, xu hướng tăng (năm 2019 tăng 3,8% so với năm 2000).

- Tỉ trọng lớn thứ 2 là châu Mỹ (14,1% - 2019), xu hướng giảm (năm 2019 giảm 2,0% so với năm 2000).

- Châu Âu có tỉ trọng giảm (năm 2019 giảm 4,3% so với năm 2000).

- Châu Phi có tỉ trọng tăng (năm 2019 tăng 3,1% so với năm 2000).

- Tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương, xu hướng giảm (năm 2019 giảm 0,6% so với năm 2000).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2018 lúc 9:17

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

          (Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :

+ Cho r 2000 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tỉ trọng công nghiệp sn xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
31 tháng 3 2017 lúc 21:26

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

-Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %

-Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%

-Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Bình Trần Thị
31 tháng 3 2017 lúc 21:28

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2017 lúc 4:44

Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.

Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau:

- Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005.

- Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005.

- Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 8 2018 lúc 5:43

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010 (%)

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Có sự chuyển dịch nhưng còn chậm.

- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm.

* Giải thích

- Chuyển dịch theo xu thế chung của sản xuất nông nghiệp.

- Do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả cao hơn so vơi cây công nghiệp hàng năm; trong hoàn cảnh nước ta có nhiều thuận lợi về trồng cây công nghiệp lâu năm và thị trường nước ngoài được mở rộng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 18:17

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ trọng

Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Từ năm 1990 đến năm 2010:

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).

* Giải thích

- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.

xuất và đời sống.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 1 2017 lúc 8:43

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012

b) Nhận xét vả giải thích

* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 10 2017 lúc 18:10

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí s liệu:

+ Tính cơ cu:

Cơ cu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)

+ Tính bán kính đường tròn (r)

r 2006 = 1 , 0   đ v b k r 2010 = 811182 485844 = 1 , 29   đ v b k

-Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cu giá trị sản xut công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2006 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Quy mô: giá trị sản xut công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006.

- Cơ cấu:

+ Tỉ trọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước, cao hơn là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm (dẫn chứng).

* Gii thích

- Quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn; t trọng của khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế và tăng là do kết quả của công cuộc Đổi mới và chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế.

- Trong khi đó, khu vực Nhà nước tuy tăng về giá trị sản xuất, nhưng tăng chậm hơn nhiều so với hai khu vực còn lại dẫn đến t trọng giảm.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 11:47

Đáp án cần chọn là: C

Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế)

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 3 2018 lúc 2:09

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế) ⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.