Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.

vy bui
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 12 2021 lúc 20:21

Em tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

datcoder
Xem chi tiết
Time line
1 tháng 10 2023 lúc 14:11

Tham khảo

a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:

Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.

b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem

Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 10:01

Điện thoại thông minh mang lại rất nhiều lợi ích trong thế giới hiện đại. Đó là một phương tiện liên lạc, một thiết bị giải trí và với Internet, chúng ta có thể làm mọi thứ bằng điện thoại thông minh của mình. Trong khi điện thoại màn hình cảm ứng tồn tại trước khi phát hành iPhone (đầu những năm 1980), Apple mới là công ty thực sự biến màn hình cảm ứng điện dung trở thành xu hướng chủ đạo vào năm 2007. Từ đó, nhiều tính năng mới đã được phát triển và bổ sung vào điện thoại như: camera kép, cửa hàng trực tuyến, .. và nhiều ứng dụng khác nhau. Ngày nay, mọi người có thể dễ dàng mua một chiếc điện thoại thông minh với giá rẻ. Có rất nhiều thương hiệu với kiểu dáng điện thoại khác nhau phù hợp với nhu cầu khác nhau. Tôi tin rằng trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ như AI, điện thoại thông minh sẽ thông minh và hữu ích hơn rất nhiều.

Binh Tran
3 tháng 5 lúc 20:48

Bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống đã đề cập đến điện thoại thông minh - một phát minh vĩ đại của loài người. Chiếc điện thoại di động thông minh đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1973, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại. Những chiếc điện thoại này không chỉ có thể đem theo dễ dàng đến mọi nơi, giúp liên lạc giữa những con người ở các địa điểm cách xa nhau. Mà chúng còn có thể gửi thư, chụp ảnh, chia sẻ hình ảnh và âm thanh dễ dàng. Một chiếc điện thoại thông minh tích hợp chức năng của nhiều loại máy móc khác như điện thoại bàn, máy ảnh, máy gửi thư… nhưng lại rất gọn nhẹ. Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một đồ vật phổ biến và không thể thiếu được của mọi người.

Thảo Phương
Xem chi tiết

Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:

- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.

- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.

- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
7 tháng 12 2023 lúc 0:16

Bài viết tham khảo: Đề 1

Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.

datcoder
7 tháng 12 2023 lúc 0:16

Bài viết tham khảo: Đề 2

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.

Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

đào trần nguyên
26 tháng 12 2023 lúc 19:42

ố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người m

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:40

Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi

Phiên âm:

Hải Khẩu hữu tiên san,

Tiền niên lũ vãng hoàn.

Liên hoa phù thuỷ thượng,

Tiên cảnh trụy trần gian

Tháp ảnh trâm thanh ngọc

Ba quang kính thuý hoàn.

Hữu hoài Trương Thiếu bảo.

Bi khắc tiển hoa han.

Dịch thơ:

Cửa biển có non tiên

Từng qua lại mấy phen.

Cảnh tiên rơi cõi Tục.

Mặt nước nổi hoa sen,

Bóng tháp hình trâm ngọc

Gương sông ánh tóc huyền

Nhớ xưa Trương Thiếu bảo

Bia khắc dấu rêu hoen.

(Khương Hữu Dụng dịch)

Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:41

Đoạn văn cảm nghĩ:

“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.  Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.

Hoàng Thị Khánh Quyên
Xem chi tiết
MyLy Tran
Xem chi tiết
Gia Ngọc Hoàng
Xem chi tiết
MaiDay
22 tháng 10 2021 lúc 16:23

'Cô bé bán diêm' là một trong những truyện cổ tích tôi ấn tượng nhất. Giấc mộng cuối cùng của cô bé là điều tôi không thể nào quên được khi đọc đến đó. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 4 giấc mộng, mà giấc mộng cuối cùng của cô bé cũng chính là khi cô bé rời đi khỏi thế gian. Em đã từng có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Nhưng cũng chỉ là đã từng, vì bây giờ cô bé phải vượt qua cái rét lạnh của đêm giao thừa, của mùa đông băng giá chỉ để kiếm từng đồng nhờ việc bán diêm để mang tiền về cho người cha rượu chè kia. Với lứa tuổi cô bé lẽ ra phải đang quây quần bên gia đình, được sự ấm áp bao bọc của người thân đón giao thừa. Còn cô bé ở một góc khuất vì cái rét buốt đã quẹt từng que diêm cho ánh lửa rực cháy ấy để tưởng tượng ra nỗi khao khát tình thương yêu, hạnh phúc của mình. Phải đau khổ như thế nào mới có thể tưởng tượng ánh lửa của que diêm là những niềm ước ao của mình được chứ! Cô bé quẹt từng que diêm nhưng mỗi khi quẹt ra, những giấc mộng đó đều nhanh chóng vụt tắt. Đến que diêm cuối cùng, em thấy được người bà quá cố đã từng nuông chiều em bao nhiêu đang dang rộng đôi bàn tay ra để đón lấy em. Em đã nhào vào lòng bà, tựa như chìm vào với sự ấm áp của bà mang lại-một hạnh phúc vĩnh hằng. Vào buổi sáng hôm sau mọi nguờ đã phát hiện ra cô bé. Em đã ra đi vĩnh viễn nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười. Điều đó thật đau buồn, nhưng đó cũng là một sự ra đi hạnh phúc đối với cô bé vì đã rời khỏi một cuộc sống bất hạnh đầy những người vô tâm.