Theo Ngọc, tình cảm giữa mọi người trong bức tranh như thế nào?
Qua hai câu thơ đầu của bài cảnh khuya , em cảm nhận bức tranh thiên nhiên như thế nào? Mong mọi người giúp đỡ
Trong bài " Bức tranh của em gài tôi ":
a) nhân vật người anh có tình cách như thế nào đối với em gài Kiều Pương?
b) nhân vật em gái Kiều Phương có tình cách như thế đối với anh?
a) Lúc đầu người anh rất yêu thương, quý mến và bao che cô em gái.Nhờ có chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng hội họa của em. Khi biết được, mọi người trong nhà đều vui mừng. Thấy vậy, người anh cảm thấy tự ti vì mình không có tài năng gì và ghen tị với em. Khi đã hiểu ra mọi chuyện, người anh càng quý mến, tự hào về cô em hơn.
b) Em gái Kiều Phương rất yêu quý anh trai của mình. Ngay cả khi đi thi, cô em đã vẽ bức tranh anh trai của mình và dành giải nhất.
a, nhân vật người anh có tính tự ti, ghen tị với em gái kiều phương
b, nhân vật người em có tính hồn nhiên, nhân hậu, và thương anh trai mình
Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.
- “Người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” có nghĩa là vẻ đẹp lộng lẫy, sinh động như từ trong tranh bước ra.
- Người đẹp bước ra từ một bức tranh là cô gái có vẻ đẹp sinh động, đường nét mềm mại, uyển chuyển.
3. Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa ''anh'' và ''em'' có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ? Có thể trả lời dựa vào bảng sau ( làm vào vở)
Khổ thơ | Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình "anh"-"em" |
Khổ... | ||
Khổ... | ||
... |
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Khổ thơ | Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình “anh” – “em” |
Khổ... |
|
|
Khổ... |
|
|
... |
|
|
Khổ thơ | Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình “anh” – “em” |
1 | Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình. | Không gian thời gian gợi duyên tình. |
2 và 3 | Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió…mời gọi những bước chân đôi lứa. | Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”. |
4 | Chiều thu sương lạnh xuống dần chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…đều tìm về nơi chốn của mình Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn | Xao động tâm hồn, gợi nhắc thôi thúc kết đôi |
5 | Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hòa sắc thu, tình thu Thu chiều hôm: lặng êm, ngơ ngẩn | Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”. Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngẩn ngơ” khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em. |
em hình dung như thế nào về bức tranh Quê hương của Thế Thanh ( gấp lắm mọi người giúp dùm cám ơn mọi người ) *ngắn gọn
Mở đầu là cảnh vật làng quê, cảnh vật đặc trưng về một làng chài ‘vốn làm nghề chài lưới’ có ‘trời trong’, ‘gió nhẹ’, ‘sớm mai hồng’. Màu sắc của cảnh vật trải ra trước mắt người đọc, khơi gợi niềm rạo rực, đắm say về một buổi sáng ven biển, dự báo sự tốt lành của một chuyến ra khơi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Câu thơ hồn nhiên, trong sáng của bút pháp tả thực và trên cái nền có không gian, thời gian đó xuất hiện hình ảnh chiếc thuyền
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Sự liên tưởng, so sánh giúp ta hình dung được tốc độ, sự hăng hái của con thuyền ra khơi, chúng hăm hở lướt sóng với cánh buồm giương to:
Cánh buồm giương to nhưmảnh hồn làng
Cánh buồm được so sánh với ‘mảnh hồn làng’, một cách ví von so sánh bất ngờ, độc đáo. Cánh buồm là hình ảnh thực, một sự vật, đem cái cụ thể so sánh với các trừu tượng vô hình, cách so sánh đó đã tạo ra một sự liên kết đầy sáng tạo. Cánh buồm chính là quê hương, quê hương cũng chính là cánh buồm, cánh buồm mang trong nó ‘mảnh hồn làng’.
Bản sắc quê hương hiện lên sống động nhờ cách nói nhân hoá:
Rướn thân trắng baola thâu góp gió...
‘Rướn thân trắng’, bóng dáng những người dân chài cần cù, phấn đấu không ngừng nghỉ cho một cuộc sống ấm no cho hôm nay và cho cả ngày mai.
Đoạn thơ tiếp theo, lời thơ càng dung dị, sự dung dị trong miêu tả, dựng hình ảnh, càng khắc hoạ đậm nét hình ảnh quê hương. Các chi tiết rất thực, rất sống động như một đoạn phim cận cảnh có cảnh dân làng ồn ào, tấp nập ‘đón ghe về’, có ‘cá đầy ghe’, ‘những con cá tươi ngon thân bạc trắng... ‘
Cái đẹp của bức tranh quê hương làng chài là cái đẹp của sự tả thực. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã để lại cho thơ ca bức tranh làng quê rất đẹp, đẹp hoàn hảo: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ở‘Quê hương’ cũng vậy, nhờ bút pháp tả thực tinh xảo của người nghệ sĩ, bức tranh phong cảnh quê hương sống động và linh hoạt hẳn lên. Đó cũng là tiền đề khổ thơ kế tiếp nói về vẻ đẹp của con người quê hương.
Câu thơ mở đầu ở khổ thơ này bình dị nhưlời muốn nói hằng ngày:
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng
Những câu thơ tiếp theo làm hiện rõ cái ngoại hình, bản chất của con người làng chài. Họ là những kẻ mà cả cuộc đời gắn bó với lao động, với biển cả sóng to, với vị mặn mòi của muối... Tính cách của người dân làng chài được hình thành, hun đúc trong lao động:
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Lời thơ đầu tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm... không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, với biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá Tế Hanh đã chuyển hoá thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của con người làng chài, sức sống của làng chài, vẻ đẹp của người lao động quê hương.
Khổ thơ cuối thật thiết tha, tấm lòng ân tình thuỷ chung của nhà thơ với quê hương quá sân nặng. Tình yêu quê hương không trừu tượng, quê hương thấm vào máu thịt biến thành tình cảm gắn bó với cảnh với người cụ thể. Quê hương là bát canh rau muống, là cà dầm tương, quê hương là chùm khế ngọt... Quê hương của Tế Hanh thấp thoáng:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.
Nỗi nhớ quê hương luôn là nỗi nhớ cồn cào, da diết, đó chính là tấm lòng của Tế Hanh đối với quê hương.
Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi. Tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người: ‘dân chài lưới làn da ngăm rám nắng’, xa cái nơi ‘chim bay dọc biển đem tin cá... ‘
Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a) Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
- Ngoại hình:
+ Nhỏ bé.
+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.
- Lời nói:
+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.
+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.
- Hành động:
+ Hoạt bát, vui vẻ.
+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.
+ Vừa làm, vừa hát.
- Tính cách:
+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.
1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a) Theo em, Kiều Phương là người ntn? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người ntn? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bạn thân)
Theo dõi: Cụm từ “ngọc động” được hiểu như thế nào? Qua cách dùng cụm từ ấy, tác giả thể hiện tình cảm gì với Sơn Đoòng.
- “ngọc động” là những viên đá hình cầu, cầu dẹt hoặc hình trứng, thường hình thành trong những ngăn “ruộng bậc thang” do canxi cấu thành.
- Tình cảm: ngợi ca tự hào, thán phục, trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng.
Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?
Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động
- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối- hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên
+ Thể hiện Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động
+ Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ
+ Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ
+ Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ
+ Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn
+ Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô
+ Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng
+ Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê
+ Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời
Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem?
- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc....
=> Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.