Chọn đọc một trong những bài trên và chia sẻ điều em thích nhất ở bài học đó.
Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.
Em chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc: Em đã tự mình học nấu món ăn ngon để có thể nấu cho bố mẹ. Em đã học cách làm trứng chiên, thịt luộc, trứng luộc.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc: Sự quyết tâm, chăm chỉ thực hiện một điều gì đó; rèn luyện tình yêu với sách.
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn:
2. Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
3. Trang trí và trưng bày bài viết.
4. Chia sẻ những điều em thích ở bài viết của các bạn.
Học sinh nghe nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của mình.
Chia sẻ với bạn những điều em thích trong bài thơ, bài ca dao về quê hương, đất nước em đã đọc.
Trong bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi, em thích hình ảnh giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi
Phiên âm:
Hải Khẩu hữu tiên san,
Tiền niên lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh trụy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu bảo.
Bi khắc tiển hoa han.
Dịch thơ:
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen.
Cảnh tiên rơi cõi Tục.
Mặt nước nổi hoa sen,
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
(Khương Hữu Dụng dịch)
Đoạn văn cảm nghĩ:
“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
- Kể tên và thời gian diễn ra một lễ hội ở địa phương em.
- Chia sẻ với bạn những điều em thích trong lễ hội đó.
- Lễ hội điện Hòn Chén là một lễ hội truyền thống của người dân Huế, được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ 18, người đã có công khai hoang, lập ấp ở vùng đất này. Lễ hội được tổ chức tại điện Hòn Chén, một ngôi đền nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa sông Hương. Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ rước kiệu công chúa Tiên Dung từ điện Hòn Chén về điện Hòn Gai. Sau đó, các nghi lễ tế thần, cầu an, cầu mưa, cầu mùa được diễn ra.
- Những điều em thích nhất trong lễ hội này là:
+ Không khí lễ hội rất náo nhiệt và vui tươi. Người dân từ khắp nơi đổ về tham dự lễ hội, ai cũng mang theo một niềm vui, một hy vọng.
+ Các nghi lễ của lễ hội rất độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa Huế. + Các nghi lễ được thực hiện một cách trang trọng và nghiêm túc, thể hiện lòng thành kính của người dân đối với công chúa Tiên Dung.
+ Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hát bài chòi, múa lân, múa rối nước,... được tổ chức để phục vụ du khách và người dân tham dự lễ hội.
Các bạn đọc mở bài của mình và cho ý kiến ừ tuổi học trò chúng ta đều có ít nhất là một người bạn người luôn ở bên em những khi em cần luôn chia sẻ những niềm vui nỗi buồn với em luôn giúp đỡ em trong học tập và sẽ không bao giờ bỏ em cho dù thế giới có quay lưng lại với em Vợ chính là cô bạn thân học chung với em ở lớp
Từ việc đọc các văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về một thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ thiên nhiên. Sau đó chọn một từ bất kì trong đoạn văn để giải thích nghĩa và xác định cách giải thích đã dùng.
Đoạn văn tham khảo:
Môi trường và hệ sinh thái là vật chất quan trọng nhất nơi con người có thể tồn tại và phát triển. Môi trường thiên nhiên chính là những sự vật có sẵn ở tự nhiên bao quanh con người mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày: nước, đất, không khí, cây cối,.. Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, không khí nhiều khói bụi, nguồn nước ô nhiễm mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, cây rừng bị chặt phá rất nhiều và vô tổ chức khiến cho diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh ở mức báo động đỏ, môi trường đất cũng bị suy thoái, sạt lở, bạc màu,… Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo nên được giá trị to lớn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện tại. Môi trường và hệ sinh thái có xanh, sạch, đẹp thì chất lượng cuộc sống mới tốt hơn, chúng ta hãy có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh ngay từ hôm nay.
- Môi trường: là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó.
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật.
2. Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật về hình dáng của con vật nuôi trong nhà mà em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.
3. Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em
4. Chia sẻ với bạn những điều em thích ở đoạn văn của mình:
2.Nhà em có nuôi một chú chó tên là Mi Mi. Mi Mi thuộc giống chó ta, là chú chó nhỏ nhất trong đàn chó mà chó mẹ vừa sinh. Mi Mi giống mẹ nên có bộ lông đen tuyền như mực, em rất thích vuốt ve bộ lông ấy vì nó rất mềm mại. Đôi mắt của Mi Mi nhỏ xíu, đen láy, chiếc tai nhỏ lúc nào cũng vểnh lên như để nghe ngóng. Chiếc mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt, chiếc miệng nhỏ xinh ham ăn nhìn rất đáng yêu.
3. HS tự thực hiện.
4. HS tự thực hiện.
Chọn 1 trong 2 đề:
a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm ( trong bài đọc trên)
b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện ( bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.
Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.