Viết đoạn văn cảm nghĩ về 1 bài thơ tự do mà em yêu thích (10-15 dòng)
Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
Dục Thúy sơn- Nguyễn Trãi
Phiên âm:
Hải Khẩu hữu tiên san,
Tiền niên lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh trụy trần gian
Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu bảo.
Bi khắc tiển hoa han.
Dịch thơ:
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen.
Cảnh tiên rơi cõi Tục.
Mặt nước nổi hoa sen,
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương sông ánh tóc huyền
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
(Khương Hữu Dụng dịch)
Đoạn văn cảm nghĩ:
“Dục Thúy Sơn” có thể được sáng tác vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Thể thơ ngũ ngôn luật thi (ngũ luật) - một thể của thơ Đường luật với bố cục, sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; hai câu kết thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu chung về cảnh vật trong mối quan hệ với tác giả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp “non tiên” hiện lên trước cửa biển. Bốn câu thơ sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đóa sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng, trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ; từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). Các chi tiết đặc sắc được thể hiện khi so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm sự hoài niệm của nhà thơ, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi. “Dục Thúy Sơn” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận, bốn hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
Viết đoạn văn (10-15) câu phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
#Học tốt!!!
-Đề 1 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)về trình bày cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu
-Đề 2 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
-Đề 3 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm anh em trong gia đinh
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích.
viết đoạn văn 10 dòng trình bày cảm nhận về bài hoa mà em yêu thích
Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế không? Vườn nhà tôi có loài cúc trắng đấy. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi, mà nở cả quanh năm suốt tháng. Cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của hoa cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm màu trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cánh hoa nhỏ li ti, hương thơm thì thoang thoảng dịu dàng thế mà tôi thích nó hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay nhỏ xíu. Hình lá nhỏ như lá tần ô, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Bông cúc thì nở theo từng tháng. Mỗi đợt dễ đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cùng thấy có bông cúc đơm ở đầu cành.
Viết một đoạn văn khoảng 15 câu biểu cảm về một bài thơ lục bát mà em yêu thích
Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.
15. Viết đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm mà yêu thích của của cây bàng
tham khảo:
Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.
Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.
Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.
Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
Tham khảo
Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.
Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.
Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.
Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu, thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.
Đề 1: Tả loài cây em yêu Đề 2: cảm nghĩ về dòng sông em yêu Đề 3: hãy viết 1 bài văn bộc lộ cảm xúc về 1 người mà em yêu quý Đề 4: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh” Cho biết đề nào là đề miêu tả? Vì sao?
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình về bài thơ tự do hay một tác phẩm em yêu thích