Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 8 2023 lúc 17:21

Tham khảo!

Những chi tiết để có thể xác định được phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội là:

- Thời trẻ cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Cô có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ với mọi người.

 

+ Thời chống Pháp: gia đình cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó.

+ Thời chống Mỹ: cho con tự quyết định việc tòng quân của mình, không khuyến khích cũng không ngăn cản, hết mực ủng hộ con cái.

+ Sau 1975: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó, ngoài ra còn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần.

+ Nếp nghĩ: Không chạy theo xu hướng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.

- Tính cách của cô cũng rất thú vị:

+ Là một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế, dám thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ điều gì

+ Coi người giúp việc như người nhà.

- Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn  sẽ làm.

- Ngoài ra, cô còn là một người hết lòng yêu thương gia đình.

- Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.

→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 7:21

Nhân vật trung tâm là cô Hiền:

- Xuất thân từ gia đình giàu có, lương thiện: mẹ buôn nước mắm, cha đỗ tú tài, rèn rũa con cái khuôn phép

- Ngoại hình: xinh đẹp, khuôn mặt tư sản, thông minh, yêu văn thơ

- Tính cách và phẩm chất của cô Hiền

    + Cô cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách con người, chân thật, thẳng thắn

    + Trong hôn nhân: chọn người chồng chăm chỉ, hiền lành

    + Chuyện sinh con: dừng lại ở tuổi 40 khi sinh được 5 đứa con để có thể chăm lo cho con chu đáo

    + Việc dạy con: dạy từ cái nhỏ nhất, dạy từ cái ăn uống hằng ngày, dạy cách lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ phẩm chất của con người Hà thành

    + Chiêm nghiệm lẽ đời: vui vẻ hơi nhiều, nói hơi nhiều

    + Cô Hiền là người thức thời khi biết cách cư xử hợp lí với tình hình đất nước.

    + Cô khuyên con nhập ngũ, dạy con sống không phải xấu hổ.

    + Sau khi đất nước thống nhất cô mở tiệm hàng lưu niệm, cô chỉ làm những điều có lợi cho đất nước

→ Cô Hiền với nhân cách thanh lịch, là hạt bụi vàng của Hà Nội với bao thăng trầm vẫn sống có ý nghĩa cho đất nước

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 2 lúc 3:05

Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."
- Bà rất yêu gia đình của mình:
- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.
+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.
+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 8 2023 lúc 17:18

Tham khảo!

Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:

- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."

- Bà rất yêu gia đình của mình:

 

- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.

+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.

+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 3 2019 lúc 12:28

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

   + Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

   + Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

   + Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"

- "Tôi" là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của "tôi"

- Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.

- Mạch kể của nhân vật "tôi" là chủ yếu,còn mạch kể nhân xưng "chúng tôi" là mạch kể trữ tình.

Bình luận (0)
Hehe
Xem chi tiết
Hehe
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 2 lúc 0:52

Em đồng ý với nhận định trên vì trong truyện, lời nhân vật là lời người kể chuyện luôn được sắp xếp hợp lí, liên kết nhịp nhàng với nhau để vừa dẫn dắt câu chuyện vừa thể hiện được tính cách, suy nghĩ nhân vật trong từng tình huống cụ thể.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 7 2023 lúc 14:58

Tham khảo!

Em đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ thông qua lời nói của các nhân vật trong câu chuyện, người đọc dễ dàng hình dung tính cách, con người của nhân vật.

 
Bình luận (0)