Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:51

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:11

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lương thiện. Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ. Ông lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động. Nhà văn thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 8 2023 lúc 20:42

- Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

- Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:49

Tham khảo!

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: Trời ơi, thì cũng cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!

Sửa: Không thể ngờ rằng một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà cũng khiến Chí Phèo yêu điên cuồng đến vậy!

c) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

d) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:19

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

c) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

Bình luận (0)
Nguyễn Hiếu Kiên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2017 lúc 14:01

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

Bình luận (0)
Ngô Bích Khuê
Xem chi tiết
Quỳnh Như Trần Thị
Xem chi tiết