Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:19

- Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:32

- Cả ba VB bi kịch nêu trên đúng là đều đã mang lại cho người đọc/ người xem “những chấn động cảm xúc mạnh mẽ”: thương xót, lo lắng, ái ngại trước nghịch cảnh, kết cục bi đát, cái chết hoặc những mất mát khủng khiếp của các nhân vật Vũ Như Tô, Hăm-lét, Phéc-đi-năng/ Luy-dơ.

- Nhưng đó mới chỉ là hiệu ứng ban đầu và trên bề mặt. Sâu xa hơn, các vở bi kịch nêu trên đã khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, mỗi một khán giả có thể giải toả sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn mình tới cái cao cả, và có thêm động lực phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 5 2017 lúc 7:41

=> Đáp án D

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:36

- Bi kịch của Vũ Như Tô là: 

+ Ông đã đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận ra rằng nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích của mình mà hủy hoại đời sống nhân loại. Minh chứng là: Việc xây dựng Cửu Trùng Đài không chỉ hao hụt ngân sách triều đình, tăng thuế cho nhân dân và mà còn mất đi nhiều mạng người, dẫn đến cảnh mẹ mất con, con mất cha do việc xây dựng quá đỗi khó khăn và vất vả. Điều đó đã dẫn đến bi kịch nhân dân khởi loạn, quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực và dẫn quân đến trừng trị Vũ Như Tô. 

+ Tuy nhiên, trước cuộc bạo loạn và lời khuyên nhủ đi trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết khẳng định mình không có tội nên không cần phải trốn. 

+ Khi quân khởi loạn đến bắt ông đi, ông vẫn hiên ngang, ông vẫn mải mê ca ngợi Cửu Trùng Đài, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình và hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.

+ Bi kịch lớn nhất của ông không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn triệt để hơn khi chính mắt ông chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt, công sức và hoài bão của mình tan tành mây khói và chứng kiến cái chết của Đan Thiềm cùng sự ra đi cuộc đời của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:17

- Là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 12:27

- Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch. Thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối thoại, độc thoại, hành động của nhân vật trên sân khấu, bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người. Việc thắt nút, triển khai và giải quyết những xung đột như vậy làm nên cốt truyện bi kịch.

- Bi kịch thường kết thúc bằng thảm cảnh hay bằng cái chết của một loạt nhân vật. Trong bi kịch, việc cái đẹp, cái hùng bị thất bại đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. Song chính từ đó, bi kịch trở thành tiếng nói khẳng định sự bất tử của ý chí, khát vọng và chiến thắng tinh thần của con người trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn của cá nhân con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:18

- Là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:18

- Là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:17

- Là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: các hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).

Bình luận (0)