Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 20:25

Tham khảo!

Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản:

-  Văn bản nghị luận

- Thể thơ tự do

- Văn thuyết minh

Tóm tắt đặc điểm các thể loại:

Thể loại

Đặc điểm

Văn bản nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận.

– Cấu trúc của văn nghị luận:

+ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài.

+ Thân bài:

Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

+ Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Thể thơ tự do

– Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…

– Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.

– Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

Văn thuyết minh

– Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

– Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;

– Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:52

Những điều em nắm được về đặc điểm văn bản thông tin qua bài học này:

- Mục đích viết: Cung cấp thông tin.

- Hình thức văn bản: Bài văn, văn bản đa phương tiện, thường là các bài báo.

- Cách triển khai nội dung: Theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả

- Tính xác thực của vấn đề được nói tới: Tính xác thực cao, có bằng chứng rõ ràng, cụ thể.

- Đặc điểm nguồn tài liệu: Được trích dẫn đầy đủ, khoa học

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 20:26

Tham khảo!

Thể thơ

Đặc điểm - Cách nhận biết

Thơ tự do

Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.

Thơ lục bát

- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru.

- Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau:

+ Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh

+ Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B

- Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ.

Thơ bốn chữ

- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu.

- Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T

- Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng…

Thơ năm chữ

Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên.

Thơ thất ngôn bát cú

Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết)

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt.

- Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:03

STT

Tên loại, thể loại văn bản

Đặc điểm nội dung

Đặc điểm hình thức

Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học

1

Truyện ngụ ngôn

Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống

- Hình thức tự sự cỡ nhỏ

- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió

- Đẽo cày giữa đường

- Ếch ngồi đáy giếng

2

Tục ngữ

Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.

- Sáng tác ngôn từ dân gian

- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.

Một số câu tục ngữ Việt Nam

3

Truyện khoa học viễn tưởng

- Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.

- Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất,...

- Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),...

- Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.

- Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học.

- Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.

- Thường có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai

- Cuộc chạm trán trên đại dương

- Đường vào vũ trụ

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:04

- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).

+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Tất cả các kiểu bài đều vừa cũ, vừa mới. So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 11:04

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Bài 6: Bài học cuộc sống

 

- Thành ngữ

- Nói quá

2

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Dấu ngoặc kép

- Mạch lạc và liên kết của văn bản

- Dấu chấm lửng

3

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

 

- Biện pháp liên kết

- Thuật ngữ

4

Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

 

- Cước chú

- Tài liệu tham khảo

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:57

STT

Thể loại

Kinh nghiêm đọc rút ra

1

Thơ sáu chữ, bảy chữ

Đếm số câu và số chữ trong câu, nếu các câu đều có sáu chữ là thể thơ sáu chữ, thơ 7 chữ là mỗi dòng có 7 chữ

2

Văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên

Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên, thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…)

3

Văn bản nghị luận

Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó

4

Truyên cười

Là những câu chuyện ngắn gọn, thời gian và không gian không xác định, tình huống trào phúng gây tiếng cười nhằm phê phán thói hư tật xấu.

5

Hài kịch

Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Nhiều nhân vật, biểu diễn trên sân khấu và kết hợp các yếu tố hỗ trợ diễn xuất

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 20:23

Thể loại

Đặc điểm

Thơ bốn chữ

+ Mỗi dòng có 4 chữ. 

+ Thường có nhịp 2/2.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Thơ năm chữ

+ Mỗi dòng có năm chữ.

+ Nhịp 3/2 hoặc 2/3.

+ Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ  trong một bài thơ.

+ Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng.

Truyện ngụ ngôn

+ Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. 

+ Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

+ Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử  của con người trong cuộc sống.

+ Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử.

+ Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người.

+ Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên.

+ Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến   nhân vật bộc lộ tính cách.

Tùy bút

+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. 

Tản văn

+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

+ Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc     của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý     nghĩa xã hội.

Văn bản giới thiệu một quy tắc      hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

+ Văn bản thông tin.

+ Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách      thực hiện.

+ Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác     phẩm văn học.

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có  thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,..

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc,     người nghe.

+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

 
Bình luận (0)