Những câu hỏi liên quan
Chu Việt Dũng
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
cô của đơn
7 tháng 9 2018 lúc 20:51

bài ca dao nào?

Bình luận (0)
Đào Trần Tuấn Anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:52

À mình bt trả lời rùi ai tham khảo thì tham khảo

Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

 Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật:  lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

Bình luận (0)
bùi việt anh
7 tháng 9 2018 lúc 20:52

+ca dao thường là thể thơ lục bát

+đều nói về tình cả quê hương ,gia đình ,nói về nỗi khổ của con người việt nam

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
27 tháng 8 2016 lúc 14:47

Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

Bình luận (4)
Trần Lê Hữu Vinh
11 tháng 9 2016 lúc 14:31

Ca dao  là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc

 

Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:Chứa đựng tiếng cười trào phúng
Bình luận (0)
Trần Lê Hữu Vinh
12 tháng 9 2016 lúc 18:40

 Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.

 Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Trang Seet
2 tháng 11 2016 lúc 11:55

Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.
+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là bài thơ hay nhất.
-Thân bài:
+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi TháI Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của TrungQuốc, tượng trưng cho những kháI niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ vơI cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôI nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.
+ Nghĩ vụ của con cáI đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ
- Kết bài:
- ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…

Bình luận (0)
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Văn Tài
4 tháng 11 2016 lúc 13:12

1.dân ca là 1 nơi hoặc vùng có những người dân chuyên hát và hát rất hay.

2.thứ nhất:tạo nên những giai điệu khác nhau để hấp dẫn.

thứ hai:mỗi miền có thể do môi trường sinh sống khác nhau nên giọng hát khác nhau.

 

3.là làn điệu nhẹ nhàng,hay và các cao độ có 1 chút xíu khác nhau.

4.người ta gọi là ''liền chị''.

Bình luận (1)
Yến Nhi
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
17 tháng 1 2021 lúc 15:57

MỘT SỐ CÂU CA DAO VỀ HÀ TĨNH

1.

Non Hồng ai đắp mà cao,

Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?

2.

Hồng sơn cao ngất mấy trùng

Lam Giang mấy trượng thì lòng mấy nhiêu

3.

Đức Thọ gạo trắng nước trong

Ai về Đức Thọ thong dong con người

4.

Trèo lên chót vót Hai Vai

Ra tay khoát gió khoác vai ông Đùng.

5.

Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lục chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.

6.

Ai về Hồng Lộc thì về

Ăn cơm cá Bàu Nậy,

Uống nước chè khe Yên

7.

Ai về Thạch Hạ mà coi

Bắc nồi lên bếp xách oi ra đồng.

8.

Ai hay mít ngọt, trám bùi

Có về Cát Ngạn với tui thì về.

9.

Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi

Bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại

10.

Lắm ló Xuân Viên, lắm tiền Hội Thống,

Lắm nống Do Nha, lắm cà Lộc Châu,

Lắm dâu Cẩm Mỹ, lắm bị Kẻ Giăng,

Lắm măng Kẻ Cừa, lắm bừa Trung Sơn,

Lắm cơn Yên Xứ.

11.

Kẻ Dặm đục đá nấu vôi

Miệng thì thổi lửa, tay lôi rành rành

12.

Trai Đông Thái gái Yên Hồ

Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên

13.

Đặng Sơn người đẹp nước trong

Dâu non xanh bại, tơ tằm vàng sân

14.

Xôi nếp cái, gái Tràng Lưu

15.

Bao giờ mống Mắt mống Mê

Thuyền câu thuyền lái chèo về cho mau

16.

Em về Ba Xã làm chi,

Đồng điền thì chật tứ vi chẳng còn.

17.Trèo đèo hai mái phân vân,

Đêm mơ Hà Tĩnh, dạ ái ân Quảng Bình.

18.Trèo lên hòn núi Ba Giang,

Nghe bao hồi trống trạm, thiếp thương chàng bấy nhiêu.

 

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
17 tháng 1 2021 lúc 15:58

19.

Trèo lên Rú Bụt, trụt xuống Khe GiaoĐứng núi này trông núi nọ, núi mô cao em trèo!

20.

Em như con chim phượng hoàngĐỗ cao Thiên Nhẫn có mây vàng bao quanh

21.

Chè rú Mả, cá đồng SâuĐi mô xa ngái nhớ lâu lâu lại về

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
17 tháng 1 2021 lúc 15:59

22.

Rú Bằng, rú Bể, rú BinBa rú họp lại, rú mô gin thì em về

23.

Rượu nồng ai uống mà sayRượu Đức Thanh ai uống mà say đắm lòng

24.

Thợ mộc Thái Yên lắm tàiThứ nhất cửu Ngãi, thứ hai cố Hồng

25.

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xaCái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên

 

Bình luận (0)
Vi Hằng
Xem chi tiết
Nguyễnn Vũtháibìnhh
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 3 2021 lúc 21:27

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:02

     Những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. Họ gửi gắm vào đó những mong ước, những khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm và lòng yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)