Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 14:49

- Nghệ thuật cường điệu:

“Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh hai trận tan tác chim muông

Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hồng sụt toang đê vỡ

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội”

- Cách so sánh:

“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”

⇒ Nhịp điệu dồn dập, nghệ thuật cường điệu, hình ảnh so sánh thể hiện rõ tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 6 2017 lúc 7:09

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
18 tháng 12 2023 lúc 18:32

“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

 Voi uống nước, nước sông phải cạn

 Đánh một trận, sạch không kinh ngạc

 Đánh hai trận, tan tác chim muông”

- Hình ảnh gợi sự hùng vĩ, mạnh mẽ: gươm, đá, núi, voi, sông, chim muông

- Ngôn từ mạnh, dứt khoát, quyết liệt: mài – cũng mòn, uống – phải cạn, đánh – sạch không kinh ngạc – tan tác chim muông

- Nghệ thuật đối giữa 2 vế trong 1 câu và giữa 2 câu với nhau

- Nhịp điệu: nhanh, dồn dập, gấp gáp

=> Tác dụng: làm nổi bật sức mạnh của quân ta và những chiến thắng hào hùng của dân tộc

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
3 tháng 6 2017 lúc 7:44
a) Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 14:40

      Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

       Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

       Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Bình luận (0)
meo
Xem chi tiết
Tuấn Dương
Xem chi tiết

bài j z 

Bình luận (0)
Tuấn Dương
2 tháng 11 2021 lúc 11:05

)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt,
nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước
để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát,
nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã
gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi
sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối
mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình
Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi tanh cá.
Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo
đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi
lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê.
Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”
(Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh)
 

Bài đây nhé !

 

Bình luận (0)
Tuấn Dương
Xem chi tiết
Công chúa sao băng
Xem chi tiết