Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 3 2023 lúc 10:49

Văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức như: tự sự, nghị luận

 

– Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của văn hóa Hà Nội

– Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận cứ để minh chứng cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

=> Việc lồng ghép các phương thức biểu đạt trong bài viết đã làm cho bài viết có tính xác thực, có căn cứ rõ ràng, thuyết phục người đọc trong quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.

 

 
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
12 tháng 12 2023 lúc 11:50

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nội dung và hình thức:

- Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội.

+ Nội dung: lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử, nhà nước dân tốc; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội.

+ Hình thức: dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ).

- Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

+ Nội dung: những nguyên nhân giải thích lí do cho sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những câu thơ, ca dao, tục ngữ để làm sáng tỏ cho nội dung.

+ Hình thức: chữ in nghiêng; dấu ngoặc đơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:06

Về hình thức, văn bản là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt là biểu cảm và tự sự, miêu tả.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 3 2023 lúc 10:47

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 1 2019 lúc 14:10

Những thể loại văn học: Thơ Mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, văn xuôi…

Mỗi thể loại có một phương thức chủ đạo khác nhau

   + Thơ tự do: Phương thức chủ đạo là biểu cảm, có kết hợp miêu tả

   + Văn xuôi: tùy tác phẩm, tự sự chủ đạo, biểu cảm, thuyết minh là chủ đạo…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2017 lúc 6:25
STT Phương thức biểu đạt Thể hiện qua văn bản
1 Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2 Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên

- Vượt thác

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Mưa

3 Biểu cảm

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Lòng yêu nước

3 Nghị luận - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 9 2019 lúc 7:56

Cả hai nhận định đều đúng:

    + Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

    + Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 19:52

- Trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng:

Trích dẫn gián tiếp: các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp.

Chú thích: chân trang.

- Trong đoạn trích Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam:

Trích dẫn trực tiếp: những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn.

Chú thích: chính văn, chân trang.

Bình luận (0)