Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 11 2023 lúc 16:22

Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:

- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.

- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2018 lúc 11:24

- Năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước.

- Những nơi sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ: dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Một số cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha duyên hải.

- Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Vùng biển phía đông phát triển rộng rãi ngh nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

- Chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đang được triển khai tại các vùng nông lâm kết hợp nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trương.

- Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ cũng gặp nhiều khỏ khăn trong sản xuất nông nghiệp: đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống dân cư rất khó khăn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:06

Tham khảo
- ngô, khoai tây, củ cải đường, thuốc lá, bông, lúa gạo, lúa mì, đậu tương, mía, chè, bò, cừu, dê, lợn, gia cầm, trâu. 
- Tình hình

- Nông nghiệp:

+ Ngành trồng trọt:

▪ Là ngành chủ yếu, chiếm khoảng 60 % giá trị sản xuất nông nghiệpCác cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, mía, bông, đậu tương, cao su, chè, thuốc lá...

▪ Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Do có những khó khăn về đất, thuỷ lợi, nguồn nước,... nên trồng trọt kém phát triển ở miền Tây,

+ Ngành chăn nuôi:

▪ Ngày càng được hiện đại hoá và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa,... Các vật nuôi chủ yếu là: lợn, bò, gà,...

▪ Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc; ngoài ra còn có trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

Lâm nghiệp được chú trọng phát triển do có nhiều tiềm năng.

+ Sản lượng gỗ tròn khai thác hằng năm đạt khoảng 350,6 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.

+ Ngành lâm nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng phía bắc, đông bắc, vùng Hoa Trung, Hoa Nam, phía nam bồn địa Tứ Xuyên.

- Thuỷ sản: Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới.

+ Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh.

+ Ngành thủy sản phát triển ở các vùng biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông.

 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 7 2023 lúc 21:09

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Chiến
4 tháng 2 2021 lúc 16:02

Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội. So với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 5/9 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai (tương lai); cảng Liên Chiểu và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 1 2017 lúc 12:21

Hướng dẫn: Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 1 2020 lúc 6:05

-Trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều,... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk

-Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày

-Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh

-Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi liếng về trồng hoa, rau quả ôn đới

-Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sán

-Sản xuấì lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến. Năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Phấn đấu đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 10 2018 lúc 17:31

-Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

+Cây công nghiệp lâu năm

+Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng

-Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

-Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn

-Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao

-Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 11 2018 lúc 16:18

- Trồng trọt:

+ Đứng thứ hai cả nước (sau Đồng bằng sông cửu Long) về diện tích và tổng sản lượng lương thực. Là vùng có trình độ thâm canh cao, đứng đầu cả nước v năng suất lúa (56,4 tạ/ha, năm 2002).

+ Hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một sô cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đng, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xut chính ở một số địa phương.

- Chăn nuôi:

+ Đàn lợn chiếm t trọng lớn nhất cả nước (27,2%, năm 2002).

+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là nuôi bò sữa) đang phát triển.

+ Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đưc chú ý phát trin.

Bình luận (0)