Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.
3. Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một bản nội quy và viết một bản hướng dẫn nơi công cộng ?
- Văn bản nội quy thường theo quy cách thống nhất. Văn bản hướng dẫn thì có thể tùy ý sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
- Phần chính của văn bản nội quy là một loạt các quy định. Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp, có kèm hình ảnh.
Phương pháp giải:
Rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản nội quy thường theo quy cách thống nhất. Văn bản hướng dẫn thì có thể tùy ý sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
- Phần chính của văn bản nội quy là một loạt các quy định. Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp, có kèm hình ảnh.
Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
Đặc điểm, yêu cầu | Bản nội quy | Bản hướng dẫn nơi công cộng |
Đặc điểm | Là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ninh cho công cộng. | Là một dạng văn bản thông tin hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hóa, an ninh đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho mọi người tham gia hoạt động. |
Yêu cầu đối với kiểu bài | - Trình bày đầy đủ các quy định, quy tắc cần tuân thủ. - Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng - Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu (chữ số hoặc kí hiệu khác) phù hợp | - Nêu tên bản hướng dẫn ở nơi công cộng rõ ràng, chính xác - Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hóa - Trình bày rõ ràng - Kết hợp với việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ |
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).
- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”
- Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác
- Câu 4: dịch thoát ý
2. Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với số phận của nàng Tiểu Thanh (chú ý từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... trong sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ).
Dòng thơ | Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ | Tác dụng thể hiện cảm xúc |
1 | Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/ bãi hoang. | Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp. |
2 | Nhất chỉ thư: tập sách giấy mỏng. Độc điếu: một mình (ta) thương khóc. | - Hình ảnh gợi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh. - Từ ngữ vừa trực tiếp biểu lộ tình cảm, vừa cho thấy số phận hẩm hiu, cô độc của Tiểu Thanh. |
3 | Son phấn có thần. | Biểu tượng thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm gặp được tri âm ở hậu thế. |
4 | Tập thơ bị đốt dở | Hình ảnh gợi niềm thương xót cho những ai không có mệnh tốt như Tiểu Thanh hay khách văn nhân. |
5 - 6 | Mối hận cổ kim (cổ kim hận sự)… | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện nỗi đau đời và tiếng kêu thương cho số phận của những ai tài hoa mà bạc mệnh. |
5 - 6 | … trời khôn hỏi (thiên nan vấn) … ngã tự cư | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện sự ai oán, tự đồng nhất mình với những kẻ tài hoa mà bạc mệnh (điều này chuẩn bị cho tình ý sẽ thể hiện tiếp theo ở hai dòng thơ 7 – 8). |
Những bản kể khác về các truyền thuyết Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh chưng bánh giầy mà em đã học. Những điểm khác biệt đáng lưu ý giữa các bản kể khác nhau của 3 truyền thuyết nêu trên
refer
Những bản kể khác về các truyền thuyết Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh chưng bánh giầy mà em đã học.
Ví dụ truyện Thánh Gióng:
+ Bản kể trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi.
+ Bản kể trong sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 – văn học dân gian” do Phong Châu kể.
Những điểm khác biệt đáng lưu ý giữa các bản kể khác nhau của 3 truyền thuyết nêu trên: Lời kể về những dấu tích còn để lại cho đến ngày nay. Cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.
a) Đọc lại bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (bản dịch của Tương Như) và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê(bản dịch của Trần Trọng San). Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó
b) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ
c) Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
A) các từ trái nghĩa là: Tĩnh dạ tứ: Ngẩng/cúiHồi hương ngẩu thư: trẻ/già. B) tác dụng của việt sử dụng từ trai nghĩa nhằm tao ra nhưng hinh tượng tương phản,gây ấn tượng mạnh lành cho lời thơ thêm sinh động.
C) vd:
sấu-đẹp
Đứng-rồi
Trắng-đen
Tốt-xấu
Già-trẻ
Tối-sáng
Vui-buồn
Có-không
Chúc pn học tốt
a) Ngẩng - cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ - già, đi - trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).
b) Nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
c) Rau non >< rau già
Đất tốt >< đất xấu
Chữ đẹp >< chữ xấu
Cá tươi >< cá ươn
................
a)Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
Nêu sự khác biệt giữa đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao.
- Khi đọc hiểu truyện thơ Nôm, các em cần chú ý:
+ Các lưu ý về truyện thơ nói chung nêu ở mục 1. Chuẩn bị của phần đọc hiểu văn bản Lời tiễn dặn.
+ Nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.
+ Thể thơ, tác giả (nếu có) và nguồn gốc của truyện thơ Nôm.
- Đọc trước văn bản Nỗi niềm tương tư, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Quốc Trân.
So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.
- Giống nhau:
+ Đều là thể thơ tự do
+ Đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ.
- Khác nhau:
+ Bản dịch thơ: Ngữ điệu mang tính nhạc điệu hơn, chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác.
+ Bản nguyên tác: Ngữ điệu thơ mang tính chất của một câu chuyện kể, từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ còn gây khó hiểu.