Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Lan Nhi
Xem chi tiết
HUY KO NGU
Xem chi tiết
huy nguyen
Xem chi tiết
huy nguyen
Xem chi tiết
Minz
4 tháng 1 2022 lúc 11:34

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

II. Thân bài:

- Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

- Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 9 2017 lúc 13:06

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

Bình luận (0)
ngoc ho
Xem chi tiết
ngoc ho
29 tháng 8 2021 lúc 21:44

giúp 

mình với

Bình luận (0)
弃佛入魔
29 tháng 8 2021 lúc 21:47

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Bình luận (0)
hack liên quân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2017 lúc 3:33

Nếu những câu thơ đầu tiên của Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau thì ba câu thơ cuối chính là nhãn tự của cả bài, có sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn thể hiện biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.

Bình luận (0)
Trường Huy Nguyễn Thái
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
21 tháng 1 2021 lúc 11:09

Tác giả đã vận dụng cách nhìn xa gần trong thơ: đầu súng (gần), trăng treo (xa). Hình ảnh này thật đẹp, vừa thực, vừa mộng. Đêm trăng sáng, người lính " chờ giặc tới". Họ nhìn lên đầu súng, nhìn ra xa bầu trời, trăng đã xuống thấp hơn mũi súng. Đó là một hình ảnh thật nhưng cũng rất mộng, rất lãng mạn. Có thể chỉ trong giây lát nữa người lính phải đối đầu với cuộc chiến sinh tử, người còn người mất, nhưng người lính vẫn thả hồn theo ánh trăng. Thấy trăng như treo đầu súng. Hình ảnh trên làm cho trăng gần gủi với con người biết bao. Tình cảm giữa người lính và vầng trăng là một tình bạn thân thiết. Đây là một hình ảnh đẹp, độc đáo làm nên nét riêng của thơ ca kháng chiến.

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
21 tháng 1 2021 lúc 11:26

Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí",  tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nhật Minh
26 tháng 1 2021 lúc 9:29

- “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

+“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

+ Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

+ Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

THAM KHẢO NHA BẠN !

 

Bình luận (0)