Đồng chí- Chính Hữu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trường Huy Nguyễn Thái

Viết 1 đoạn văn về hình ảnh "đầu súng trăng treo" trong bài "Đồng Chí"

❤ ~~ Yến ~~ ❤
21 tháng 1 2021 lúc 11:09

Tác giả đã vận dụng cách nhìn xa gần trong thơ: đầu súng (gần), trăng treo (xa). Hình ảnh này thật đẹp, vừa thực, vừa mộng. Đêm trăng sáng, người lính " chờ giặc tới". Họ nhìn lên đầu súng, nhìn ra xa bầu trời, trăng đã xuống thấp hơn mũi súng. Đó là một hình ảnh thật nhưng cũng rất mộng, rất lãng mạn. Có thể chỉ trong giây lát nữa người lính phải đối đầu với cuộc chiến sinh tử, người còn người mất, nhưng người lính vẫn thả hồn theo ánh trăng. Thấy trăng như treo đầu súng. Hình ảnh trên làm cho trăng gần gủi với con người biết bao. Tình cảm giữa người lính và vầng trăng là một tình bạn thân thiết. Đây là một hình ảnh đẹp, độc đáo làm nên nét riêng của thơ ca kháng chiến.

Thanh Hoàng Thanh
21 tháng 1 2021 lúc 11:26

Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí",  tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Nguyễn Thị Nhật Minh
26 tháng 1 2021 lúc 9:29

- “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

+“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

+ Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.

+ Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

THAM KHẢO NHA BẠN !

 


Các câu hỏi tương tự
HUY KO NGU
Xem chi tiết
huy nguyen
Xem chi tiết
Xoài Trái
Xem chi tiết
Trung Ly
Xem chi tiết
Thi sen Bui
Xem chi tiết
Light Sunset
Xem chi tiết
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết
TRẦN NGÔ NGỌC ÁNH
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết