ADN gồm 10 cặp nuclêôtit là như thế nào ạ?
gồm 10 cặp nuclêôtit là như thế nào ạ?
Là 1 chu kì xoắn người ta quy ước gồm 10 cặp đơn phân (10 cặp nucleotit) tức là 20 nucleotit (các cặp theo NTBS: A liên kết T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết X bằng 3 liên kết hidro)
viết 1 đoạn ADN gồm 10 cặp nu . nếu phân tử ADN nhân đôi thì kết quả như thế nào?
giúp em nhanh ạ huhu
Một đoạn sợi cơ bản trong nhiễm sắc thể ở người có 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối giữa các nuclêôxôm. Trong mỗi đoạn ADN nối gồm 50 cặp nuclêôtit. Chiều dài của đoạn phân tử ADN tương ứng là
A. 4964 (Å)
B. 4962 (Å)
C. 6494 (Å)
D. 1530 (Å)
Đáp án C
1 đoạn nucleoxom có 146 cặp nu
Vậy đoạn DNA trên có tổng số cặp nu là 146 x 10 + 9 x 50 = 1910
Vậy chiều dài đoạn DNA trên là 1910 x 3,4 = 6494 Ao
Quan sát hình 16 và trả lời các câu hỏi sau :
- Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ?
- Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
- Quá trình tự nhân đôi được diễn ra trên cả hai mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung.
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo NTBS: A liên kết với T ; G liên kết với X và ngược lại.
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Cấu tạo của 2 ADN giống nhau và giống ADN mẹ và một mạch hoàn toàn mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Như vậy sự sao chép đã diễn ra theo nguyên tắc giữ lại một nửa hay bán bảo tồn.
Ai giúp mình tất cả những câu này với !!! Cám ơn rất nhiều nhiều !!
I– ADN (Axit Đêôxiribô Nuclêic)
1.ADN cấu tạo theo nguyên tắc gì?
2.Đon phân của ADN là gì?
3.Kể tên 4 loại nuclêôtit.
4.Theo chiều dọc các nuclêôtit liên kết như thế nào?
5. Theo chiều ngang các nuclêôtit liên kết như thế nào?
II- QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN (tái bản ADN)
1.Quá trình tự nhân đôi AND xảy ra khi nào?
2. Kể tên 3 bước của quá trình tự nhân đôi AND?
3. Trong quá trình tự nhân đôi AND có sự tham gia của các loại enzim nào?
4. Enzim AND pôlimeraza có chức năng gì?
5. Mạch AND mới được tổng hợp theo chiều 3’ -5’ hay 5’ -3’?
6. Enzim tháo xoắn có chức năng gì?
7. Enzim ligaza có chức năng gì?
8. Khi nhân đôi ADN, quá trình tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn 3’ -5’ diễn ra như thế nào?
9. Khi nhân đôi AND, quá trình tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn 5’ -3’ diễn ra như thế nào?
10. Quá trình tự nhân đôi AND xảy ra theo nguyên tắc nào?
11. Thế nào là nguyên tắc bán bảo tồn?
III- MÃ DI TRUYỀN
1.Mã di truyền là gì?
2. Có bao nhiêu bộ ba?
3. Có bao nhiêu bộ ba mã hóa?
4. Bộ ba nào là bộ ba mở đầu?
5. Các bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
6. Mã di truyền được đọc theo chiều 5’ -3’ hay 3’ -5’?
7. Thế nào là tinh thoái hóa của mã di truyền?
8. Thế nào là tính phổ biến của mã di truyền?
9. Thế nào là tính đặc hiệu của mã di truyền?
IV- GEN
1.Gen là gì?
2.Cho một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
3’… TAT GGG XAT GTA ATG GGX…5’
Hãy xác định trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung với mạch nói trên.
Em ơi đây toàn các câu lí thuyết mức độ dễ, em xem tự làm được không? Nếu không thì em đăng bài nhưng đăng 1-2 câu lí thuyết/1 lượt hỏi để nhận hỗ trợ nhanh nhất nha
Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nuclêôtit. Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử prôtêin Histôn có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là:
A. 6492 A0; 89.
B. 6492 A0; 80.
C. 6494 A0; 79.
D. 6494A0; 89.
Đáp án D
Mỗi nucleoxome có 146 cặp ADN và 8 protein loại histon.
Số phân tử Protein: 10 × 8 + 9 = 89.
Số cặp nucleotide: 146 × 10 + 50× 9 = 1910 cặp nucleotide.
Chiều dài đoạn ADN: 1910 × 3,4 = 6494A0
Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nuclêôtit. Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử prôtêin Histôn có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là:
A. 6494A0; 89.
B. 6494A0; 79.
C. 6492A0; 80.
D. 6492A0; 89.
Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
(1) Quá trình nhân đôi ADN tạo ra gen mới bị mất 2 cặp nuclêôtit.
(2) mARN bị mất 3 nuclêôtit.
(3) Quá trình nhân đôi ADN tạo ra gen mới bị thay thế 1 cặp nuclêôtit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit.
(5) Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án C.
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen.
Những trường hợp đột biến gen là: (1), (3).
Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon ở sinh vật nhân thực được gọi là:
A. nuclêôxôm.
B. sợi cơ bản.
C. sợi nhiễm sắc.
D. ADN.
Đáp án A
NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.
- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản.
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).