một trong những hệ quả của phát kiến địa lý thế kỉ 15-16 là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và quá trình xâm chiếm thuộc địa . Em hãy liên hệ với Việt Nam và cho biết Việt Nam đã bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào
Một trong những hệ quả của phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI là sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và quá trình xâm chiếm thuộc địa. Em hãy tìm hiểu thêm Việt Nam đã bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào.
- Việt Nam bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Năm 1858 - 1884, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
+ Năm 1884 - 1945, Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
Các nước phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào thế kỷ XIX, nhu cầu về nguyên nhiên liệu, thị trường, nhân công là vô cùng lớn. Họ đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới.
Việt Nam cũng bị các nước thực dân nhắm đến đặc biệt là tư bản Pháp. Vào năm 1858, Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam và sau đó hoàn thành quá trình này vào năm 1884 với hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều đình Huế. Từ đây Việt Nam từ vị thế là một quốc gia có độc lập chủ quyền đã bị biến thành thuộc địa của nước Pháp.
Ngay từ thế kỉ XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa và thiết lập nền cai trị của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á. Quá trình thực dân hoá ấy đã diễn ra như thế nào và nền cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á được thiết lập ra sao? Tại sao trong quá trình xâm lược đó, Xiêm lại không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
Tham khảo:
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
Môn Lịch Sử
Có ý kiến cho rằng: "Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân và việc các nước bị xâm lược bị biến thành thuộc địa là một tất yếu" . Hỏi:
-Chủ nghĩa thực dân là gì ?
- Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao ?
Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác
Câu 2 : Trong gian đoạn đầu quá trình xâm lược Việt Nam thực dân Pháp đã sử dụng kế hoạch gì ? Để phù hợp thực dân Pháp đã chọn địa điểm nào để mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam ? Vì sao thực dân Pháp lại chọn địa điểm đó để mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam ?
Câu 6. Nếu em là hoàng đế của một trong những nước châu Á ở cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây em sẽ có quyết định như thế nào?
HS tự đưa ra ý kiến và liên hệ thực tế
Cho các nhận định sau:
1. Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.
2. Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.
3. Cuối thế kỉ XIX, nước duy nhất ở Đông Nam Á làm cách mạng thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân phương Tây là In-đô-nê-xi-a.
4. Quốc gia vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mĩ là Philíppin.
5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên hệ đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 2 nhận định.
B. 3 nhận định.
C. 4 nhận định.
D. 5 nhận định.
Cho các dữ liệu sau:
1. Tiến hành bình định Việt Nam;
2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam;
3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất;
4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Thứ tự đúng của các dữ liệu phản ánh về những hành động của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A.4,2,1,3
B.2,3,4,1
C.1,2,3,4
D.3,2,4,1
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX, trước năm 1858)
2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
1. Tiến hành bình định Việt Nam (1884 - 1896)
3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)
Chọn: A
Cho các dữ liệu sau:
1. Tiến hành bình định Việt Nam;
2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam;
3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất;
4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Thứ tự đúng của các dữ liệu phản ánh về những hành động của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A.4,2,1,3
B.2,3,4,1
C.1,2,3,4
D.3,2,4,1
Phương pháp: sắp xếp.
Cách giải:
4. Thăm dò, ráo riết các hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam (từ giữa thế kỉ XIX, trước năm 1858)
2. Sử dụng vũ lực để xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)
1. Tiến hành bình định Việt Nam (1884 - 1896)
3. Tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)
Chọn: A