Các nhân tố tự nhiên có thuận lợi ntn đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta?
Em hãy nêu những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?
-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.
- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng
1, Tài nguyên đất
vai trò là tài nguyên quý giá , tư liệu sản xuất không thể thay thế được
Đặc điểm đa dạng , 2 nhóm đát chính chiếm diện tích lớn
+ Đất fù sa S 3,6 triệu ha, thuận lợi trồng cây lúa nước , cây ngắn ngày
+ Đất Feralit S 16 triệu ha, thuận lợi trồng cây CN lâu năm
2, Tài nguyên khí hậu
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
>> Cây trồng sinh trưởng hát triển quanh năm
Khí hậu có sự fân hóa >> cây trồng đa dạng
3, Tài nguyên nước
Mạng lưới sông ngòi dày đặc >>> hát triển thủy lợi , thủy điện
4, Tài nguyên sinh vật
Động , thực vật đa dạng
>> Lai tạo , thuần dưỡng cây trồng , vật nuôi
HẾT RỒI !!!!!
Phân tích thuận lợi và khó khăn của nhân tố khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta?
•Thuận lợi
-Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, cây cối xanh quanh năm, trồng 2-3 vụ
-Phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc-Nam, theo độ cao và theo mùa->trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt đới , ôn đới
•Khó khăn
- Gió Tây Nam , bão , sương muối , sương giá, sâu bệnh...
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc , nguồn nước dồi dào
- Không ổn định : lũ lụt, hạn hán..
các nhân tố tự nhiên có thuận lợi như thế nào đến sự phát triển của ngành nông nghiệp
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta ?
a) Thuận lợi :
- Khí hậu :
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa
# Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bingf 22 độ - 27 độ ; tổng lượng nhiệt hoạt động : 8.000 độ C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ. năm
# Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm
# Gió mùa : Gió mùa đông bắc vào mùa đông ở miền bắc gây thời tiết lanh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm ( vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ)
+ Phân hóa :
# Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam) : ở miền bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam có nhiệt độ cao quanh năm
# Theo mùa : mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc.
# Theo độ cao : Khí hậu có sự phân hóa thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600-700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2.600m là vành đai ôn đớn trên núi.
+ Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới;
# Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm
# Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh
# Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi
# Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng : nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới do có mùa đông lạnh
- Địa hình và đất đai
+ 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính : đồng bằng, trung du, miền núi
+ Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng : hệ đất đất phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du miền núi
+ Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới
# Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
# Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thủy sản, thâm canh, tăng vụ ở đồng bằng
b) Khó khăn
- Tính cất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đó là đất đai
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp
- Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra :
+ Thiên tai : lũ, lụt, hạn hán, bão...
+ Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. Tại sao nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn?
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
- Thuận lợi
+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...
+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.
+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn
+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...
+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.
b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn
- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:
+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.
+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.
+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...
+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...
Ở nước ta, các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
Chọn đáp án A
Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh, còn Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nên là ngoài những đai nhiệt độ thấp có khí hậu cao nguyên tương đối lạnh. Đây là ba vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Ở nước ta, các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là:
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
Chọn đáp án A
Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh, còn Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nên là ngoài những đai nhiệt độ thấp có khí hậu cao nguyên tương đối lạnh. Đây là ba vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?
Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Theo mìnht tìm hiểu sách giáo khoa thì
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Giải thích tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.