viết 1 đoạn văn có sử dụng câu tục ngữ "nói có sách mách có chứng"
Nhân dân ta thường nói"Có công mài sắt có ngày nên kim".Viết 1 đoạn văn ngắn 8-10 câu chứng minh đúng đắn của câu tục ngữ. Trong đoạn văn sử dụng 1 câu đặc biệt( gạch chân dưới câu đặc biệt)
Tham khảo:
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” từ xưa cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Ông cha ta thật khéo léo khi nhẹ nhàng khuyên bảo con cháu mà chỉ dùng hình ảnh của cây kim. Nhờ lời khuyên đó, ta học được một bài học vô cùng sâu sắc đó là phải có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Như ai đó đã từng nói: '' Lòng kiên nhẫn là con đường dẫn đến thành công''. Trong xã hội công nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta cả một núi thông tin chỉ sau một cú click chuột, nhưng những kỹ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không gì có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện. Và để có được lòng kiên trì rèn luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ từ bỏ mục đích. Dù khó khăn.( Câu đặc biệt ) Mỗi chúng ta hãy luôn ngẫm nghĩ về câu tục ngữ ấy để tự trau dồi ý chí tiến lên.
Câu 1: Các câu thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Nói có sách, mách có chứng.
- Nói hươu nói vượn.
- Người khôn nói ít, làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
giúp với
Các câu thành ngữ,tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
-Nói phải cứ cãi cũng nghe
-nói có sách , mách có chứng
-nói hươu nói vượn
-người khôn nói ít , làm nhiều.
Không như người dại nói nhiều nhầm tai.
1. PC về chất
2. PC về chất
3. PC về chất
4. PC về lượng
1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Viết một đoạn văn giải thích và chứng minh câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. (Trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, câu có thành phần trạng ngữ)
Giúp mk với mai mk fai nộp bài rùiiii TT
có công mài sắt có ngày mòn sắt
có công mài sắt có ngày đau tay
Sau khi đọc hai câu trên, em chả muốn viết văn nữa !!
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 6-8 câu (không quá 10 câu) nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề có sử dụng khởi ngữ và ít nhất 1 thành phần biệt lập
viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng 1 câu tục ngữ
Để nói về tình yêu thương, kho tàng tục ngữ VN có câu: "Lành lành đùm lá rách" và "Môi hở răng lanh".
Tuy 2 câu tục ngữ trên chỉ về những hành động khác nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa về sự đoàn kết tạo sức mạnh. Vậy ý nghĩa của yêu thương, của đoàn kết là gì?. Đó chính là đạo lý làm người, giúp cho những con người kém may mắn cũng được sống thoải mái hạnh phúc, giúp cho những ai đói khổ được cái ăn cái uống. Hơn thế, nó thể hiện lên sự văn minh của một đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Không bao giờ sự yêu thương lại có giá cả, lại bị mất đi. Ai trong chúng ta cũng đều cần học tập theo 2 câu tục ngữ trên, cuộc sống càng thêm đẹp đẽ và đời ta càng thêm có nghĩa hơn nếu biết "cho đi", biết trao yêu thương đến mọi người.
Khép lại, 2 câu tục ngữ trên mang một thông điệp ý nghĩa bất hủ tồn tại mãi với thời gian và nhận thức của mỗi người.
Viết một đoạn văn ngắn tự sự trong đó có sử dụng 2 đến 3 câu tục ngữ nói về con người và xã hội
Cho mik hỏi trog 1 bài văn nghị luận chứng minh 1 câu tục ngữ thì dẫn chứng có đc sử dụng câu tục ngữ hay 1 câu nói có cùng ý nghĩa và dẫn chứng trog đời sống của mik đc k
Mình nghĩ nên phân tích từng ý trong câu tục ngữ và dẫn chứng trong đời sống là OK rồi. Chứ sử dụng câu tục ngữ thì chắc là ở mở bài, còn 1 câu nói có cùng ý nghĩa thì không cần.