Những câu hỏi liên quan
Cao Tài Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Đoàn Nhật Huy
3 tháng 1 lúc 12:33

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi.

Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh là những cây cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên với những chậu hoa nở rực rỡ. Đường vào lăng có rất nhiều chú lính đang đứng canh, vẻ mặt của các chú uy nghiêm với một khẩu súng trên vai. Hai bên lăng là hai cây đại rất to. Sau khi xếp hàng thì gia đình tôi đã được vào trong lăng, không gian nơi đây trầm một cách lạ thường và có một bầu không khí rất lạnh. Tiến vào căn phòng của Bác, tôi thấy vẻ mặt của Bác hiền từ làm sao, vầng trán Bác cao và rộng, chòm râu dài. Đôi môi Bác như đang mỉm cười. Vì vẫn còn nhiều khách ở bên ngoài nên gia đình tôi đã ra về sớm hơn một dự định. Nhưng sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối, bàn ghế bằng tre, nứa… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.

 Dù chuyến đi này ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng,chuyến đi này đã cho tôi biết một phần cuộc sống của Bác. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

Bình luận (0)
Ngô Ly Na
Xem chi tiết
nguyễn thị thu hà
6 tháng 5 2022 lúc 21:11

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi.

Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh là những cây cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên với những chậu hoa nở rực rỡ. Đường vào lăng có rất nhiều chú lính đang đứng canh, vẻ mặt của các chú uy nghiêm với một khẩu súng trên vai. Hai bên lăng là hai cây đại rất to. Sau khi xếp hàng thì gia đình tôi đã được vào trong lăng, không gian nơi đây trầm một cách lạ thường và có một bầu không khí rất lạnh. Tiến vào căn phòng của Bác, tôi thấy vẻ mặt của Bác hiền từ làm sao, vầng trán Bác cao và rộng, chòm râu dài. Đôi môi Bác như đang mỉm cười. Vì vẫn còn nhiều khách ở bên ngoài nên gia đình tôi đã ra về sớm hơn một dự định. Nhưng sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối, bàn ghế bằng tre, nứa… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.

 Dù chuyến đi này ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng,chuyến đi này đã cho tôi biết một phần cuộc sống của Bác. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

                            văn mik làm từ đầu kì II

Bình luận (1)
Phương Anh 03.Đặng
29 tháng 4 2023 lúc 8:54

Kết thúc một năm học tập và làm việc vất vả, gia đình em đã tổ chức một chuyến du lịch vào kì nghỉ hè tại vùng Cao Nguyên đất đỏ ở Buôn Mê Thuột. Cả đoàn du lịch gồm rất đông, nên phải thuê một chiếc xe ô tô mười sáu chỗ ngồi. Đó là một chuyến du lịch thú vị đầy ấn tượng khiến em nhớ mãi và không bao giờ quên được. Đúng sáu giờ sáng ngày chủ nhật thì xe xuất phát. Ngồi trên xe, em cùng một vài bạn nhỏ trò chuyện, hát hò rất vui vẻ. Còn chiếc xe lao vun vút qua những rừng cây núi, đồi, cánh đồng.

Đến nơi, em cùng mọi người đi tham quan thác “trinh nữ” thác “prây sáp”. Quanh đường đi cây cối rủ xuống những tảng đá lớn đủ hình thù. Nước từ trên đỉnh cao ào ào đổ xuống, tung trắng xóa mờ mờ như mưa bụi. Chúng em chụp hình rất đẹp. Em còn được đi thăm bản Đôn – ở đây có những cây cầu khỉ rập rềnh muốn té. Điều thú vị nhất là được ngồi trên lưng những chú voi khổng lồ đang đi lội suối nước chảy róc rách, trong veo.

Chiều đến, mọi người cùng nhau quây quần ăn cơm lam, thơm lừng mùi lúa mới, bên đống lửa trại sáng rực cả một vùng núi đồi. Ngày hôm sau, em được đi thăm thác thủy điện. Dọc đường đi, em thấy hoa ban nở trắng cùng bông lau sậy, vươn cao trông rất đẹp. Thời gian trôi qua thật nhanh, ba ngày ở Buôn Mê Thuột đã hết. Em cùng mọi người lại phải trở về thành phố tấp nập. Sau chuyến du lịch này, em càng yêu thương đất nước của mình hơn. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để sau này xây dựng đất nước.

Bình luận (0)
Nhã Trúc
Xem chi tiết
Nịnh Tiền
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 1 2023 lúc 20:20

Dàn ý tham khảo cho bạn: 

+ Giới thiệu khái quát suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của các di tích lịch sử trong đời sống tinh thần con người (là tài sản quý báu của dân tộc; góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết, nối kết các thế hệ; là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai;...).

+ Chỉ ra thực trạng nhức nhối, đáng báo động của việc phá hoại các di tích lịch sử (đập phá di tích lịch sử; vẽ bậy lên các di tích; trùng tu, tôn tạo không đúng cách khiến cho nhiều di tích cổ đã không còn giữ được giá trị lịch sử vốn có;...).

Rút ra bài học cho chính mình: Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn.

- Trước hết, bản thân mình phải có ý thức tôn trọng, gìn giữ di tích lịch sử để làm gương cho người khác.

- Mạnh dạn lên án những hành vi phá hoại di tích lịch sử. Tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử.

- Tuyên truyền cho mọi người ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích.

 

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
5 tháng 1 2023 lúc 18:58

Dàn ý : 

A, Mở đoạn

- Nêu vấn đề : ý thức của bản thân khi đi thăm quan các di tích lịch sử hay viện bảo tàng

B, Thân Đoạn

- Giải thích tại sao bản thân cần có ý thức khi đi thăm quan các di tích lịch sử hay viện bảo tàng

- Em đã làm được những gì khi đi thăm quan các di tích lịch sử hay viện bảo tàng

C, Thân đoạn

- Đánh giá về ý thức của bản thân em khi đi thăm quan các di tích lịch sử hay viện bảo tàng

Bình luận (1)
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
Nammmm
Xem chi tiết
Toru
3 tháng 11 2023 lúc 22:01
Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
5 tháng 11 2023 lúc 10:35

                                                 BL:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa bảy mươi chín mùa xuân"

MB: Những dòng thơ trên của nhà thơ Viễm Phương là để nói về chủ tịch HCM- Vị cha già của đất nước, vị lãnh tụ tài ba, một tấm gương sáng cho tôi noi theo,... Và thể hiện sự kính trọng của nhà thơ, nhân dân cũng như tôi dành cho Bác. Tôi ước mình có thể được gặp Bác một lần, thấy được nguyện ước của tôi mà gia đình tôi đã tổ chức cho tôi đi lăng Bác để tôi có thể rõ hơn về Người. Chuyến đi ấy đối với tôi là một chuyến đi thực sự ý nghĩa và đáng trân trọng trong hành trình đời mình.

     (Thân bài bạn tự chọn cho mình những nơi đi để kể nha vì tùy vô cách nhìn mỗi người nha)

TB:

-Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan ( trên đường đi, lúc tới nơi, trình tự nơi đến thăm, những hoạt động chính trg chuyến đi,...)

-Miêu tả về những nét di tích lịch sử, văn hóa mà em ấn tượng( thiên nhiên, con người,...)

KB: Mặc dù đã ra ngoài lăng Bác nhg có lẽ tâm hồn tôi vẫn đang còn mắc lại trg đó, trong nơi có một vị danh nhân văn hóa thế giới, ở nơi có một vị lãnh tụ tài ba, nơi có một vị cha già của dân tộc VN. Hồn tôi còn trg nơi có giấc ngủ yên tĩnh, an bình ngàn thu của một con người nhg "con người ấy" khi ngủ vẫn giản dị, dịu hiền và nồn nàn tình yêu đối với đất nước VN. Qua chuyến đi đã để lại cho tôi thêm sự tự hào, tin yêu và kính trọng với vị cha già kính yêu của dân tộc VN. Tôi sẽ cố gắng học tập để sau này có thể góp công xây dựng đất nước thêm giàu đẹp và để giúp cho Bác ngủ yên giấc tròn.

Bình luận (0)
Trang Hoàng
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
22 tháng 12 2022 lúc 19:53

Bạn Tham Khảo:

 Trước hết, bản thân mình phải có ý thức tôn trọng, gìn giữ di tích lịch sử để làm gương cho người khác.Mạnh dạn lên án những hành vi phá hoại di tích lịch sử. Tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử.Tuyên truyền cho mọi người ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích.

Bình luận (0)
Phạm Minh Đức
Xem chi tiết
Long Sơn
25 tháng 4 2022 lúc 21:58

Thành tựu văn hóa:

Tôn giáo: Nho giáo chiếm độc tôn. Đạo giáo, Phật giáo dần phục hồi và phát triển. Thiên chúa giáo bị ngăn cấm.

Chữ Quốc ngữ ra đời.

Văn học:

Văn học chữ Nôm phát triển.

+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát. (Tham khảo)

Nghệ thuật dân gian

- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.

-  Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,... Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Trách nhiệm của bản thân: cố gắng lưu truyền và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc

Bình luận (0)
Anhh Pham
Xem chi tiết
39 Nguyen Chu Minh Ngoc
8 tháng 5 2022 lúc 21:40

Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.

- Chùa Hà

- Chùa Cót

- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”

* Hiểu biết

- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào. 

- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.

- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ

- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. 

* Để bảo tồn

- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.

- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.

Bình luận (0)