Tác giả đã miêu tả dòng sông vào những thời điểm nào trong ngày?
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
TRONG VĂN BẢN VƯỢT THÁC
Tìm những chi tiết miêu tả hàng cổ thụ ở hai bên dòng sông Thu Bồn?
Cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụng của nó?
Câu 1:
- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác
- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Câu 2:
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: khiến cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động
C1. Tác giả đến Đèo Ngang vào thời điểm nào?
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người.
- Cảnh vật trước tiên được tác giả cảm nhận bằng các giác quan nào? Ở đâu?
- Hình ảnh tác giả quan sát thấy đầu tiên là gì? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Nghệ thuật đó giúp em cảm nhận khái quát cảnh Đèo Ngang như thế nào?
C2. Tiếp tục, tác giả còn quan sát thấy những cảnh gì ở lưng Đèo?
- Các từ lom khom, lác đác gợi tả điều gì? Vị trí của những từ đó có gì đặc biệt trong tứng câu thơ? Tác dụng.
- Qua những câu thơ trên, em nêu cảm nhận chung về cảnh Đèo Ngang?
C3. Hai câu luận được miêu tả có điều gì khác với những câu thơ trước? Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ này là hình ảnh nào?
- Hình ảnh chim cuốc và chim đa đa gợi tả điều gì? Cách tả này của tác giả gợi ra cảm nhận gì trong cảm nhận của người đọc?
C4. Qua bức tranh Đèo Ngang, em cảm nhận được tâm trạng tác giả như thế nào?
- Tâm trạng đó được thể hiện qua việc mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình, chi tiết nào nói lên điều đó?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả tình?
- Cụm từ ta với ta chỉ một người hay nhiều người?
- Từ những điều đã biết ở trên em hãy cho biết đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình?
Viết sáu câu thơ tiếp theo : " Dòng sông mới điệu làm sao!" a. Các câu thơ trên trong bài thơ nào ? của tác giả nào? b. Hãy viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu miêu tả sự thay đổi của dòng sông vào các thời điểm có trong các câu thơ đã viết.
Các bạn ơi mình chỉ cần câu b thôi nhé.
Ai làm trc mình k cho
Cảm ơn mn.
:))))))))))
Eaz
a. Câu thơ trên trong bài thơ ......... của tác giả ...............
b. Dòng sông..................... dòng sông
mìn nha
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
của tác giả nguyễn trọng tạo
ừ thuở còn thơ, chúng tôi đã gắn bó với dòng sông quê mẹ. Trong trí tưởng tượng non nớt của lứa tuổi lên mười, tôi thấy dòng sông mới “điệu" làm sao!
Buổi sáng, mặt trời lên cao rải nắng xuống mặt sông lấp lánh. Sông như mặc một tấm áo lụa đào tha thướt. Buổi trưa, bầu trời xanh cao vời vợi soi bóng xuống mặt sông. Sông lại thay chiếc áo màu xanh mới tinh khôi. Lúc hoàng hôn buông xuống, ánh nắng phản chiếu lên các đám mây, nhuộm bầu trời thành một bức tranh rực rỡ sắc màu. Dòng sông cũng lấp lánh hây hây ráng vàng, ráng đỏ, đẹp vô cùng! Đêm khuya, dòng sông mặc áo đen, lặng lẽ nép trong rừng bưởi. Sáng ra, dòng sông thay chiếc áo điểm những cánh hoa bưởi trắng tinh, thơm đến ngẩn ngơ.
Đi trong vườn bưởi ven sông đang mùa hoa nở, tôi ngước mắt lên gặp vô àn những chùm hoa bưởi đẫm sương, la đà trong gió sớm. Cả đầu tóc, quần áo, thân mình tôi được ướp trong làn hương dịu dàng mà đậm đà khó quên của thứ hoa dân dã mà thanh quý.
bài thơ dòng sông áo mặc
Khi miêu tả về dòng sông, tác giả đã sử dụng những từ láy nào? Hãy tìm và ghi lại các từ láy đó
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...
1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? những chi tiết này có đặc điểm chung nào?
3) Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
1)
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.
- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
2)
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
3)
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
Sông ngòi kênh rạch Cà Mau đc miêu tả qua những chi tiết nào? Nơi đây có gì độc đáo?
Dòng sông Năm Căn đc miêu tả như thế nào ?Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?
Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài: thời điểm chiều tà
→ Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà
1 Cảnh tượng Đèo Ngang đc miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
2 Cảnh Đèo Ngang đc miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào ?
3 Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quang
giúp mình vs huhu cần gấp
Câu 1 :
- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.
- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.
- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.
Câu 2 :
Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:
- Không gian: Đèo Ngang
- Thời gian: bóng xế tà.
- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.
- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.
- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
Câu 3 :
Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.
thất ngôn tứ tuyệt là:
Một bài có 4 câu mỗi câu có 7 tiếng
Đường Luật là thơ nhà Đường
Văn bản “Sông nước cà mau”;
Dòng sông Năm Căn được miêu tả theo trình tự nào? Khi miêu tả rừng đước tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó lá gì ?
Giúp mình với cảm ơn các bạn nhiều .