Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ:"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề".
Cho biết ý nghĩa câu tục ngữ; '' Một nghề cho chín còn hơn chín nghề'.
Ông cha ta xưa có câu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Ý dạy con cháu về sự tu dưỡng nghề nghiệp, là học nghề gì, làm việc gì cũng phải cho đến nơi đến chốn, cái đích hướng đến là sự thành đạt của bản thân, nghĩa gần với câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
1 thuận hơn 9 biết chứ không thuận
Ý dạy con cháu về sự tu dưỡng nghề nghiệp, là học nghề gì, làm việc gì cũng phải cho đến nơi đến chốn, cái đích hướng đến là sự thành đạt của bản thân, nghĩa gần với câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
K mình nhé
Xét câu tục ngữ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
a)Trong câu tục ngữ có những từ đồng âm nào?
b)Nghĩa của những từ đồng âm đó là gì?
c)Lời khuyên nào trong câu tục ngữ ?
d)Tìm những câu tục ngữ có nội dung như trên
a) từ đồng âm: chín, chín
b) chín(1): sự tinh thông, thành thạo trong công việc
chín(2): số 9, số nhiều
c) Hãy thật yêu thích công việc của chính mình để có thể hoàn thành tốt nhất nó, chứ không phải mình làm hết việc này đến công việc khác nhưng không một nghề nào ra hồn cả. Khi chúng ta khi chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc mà thôi khi đó chúng ta mới có thể đạt đến tinh thông trong công việc. Trong cuộc sống đừng nên đứng núi nọ trông núi kia, ghen tị với những người xung quanh, hay quá chú trọng vấn đề lương lậu
d) “Trăm hay không bằng tay quen”
Mình chỉ biết như thế thôi.
a. Từ đồng âm: Chín
b.Chín 1: thuần thục, thành thạo.
Chín 2: số thứ tự
c.Lời khuyên: Hãy làm 1 công việc thật thuần thục, giỏi giang. Không nên làm việc này nhảy việc khác mà không 1 công việc nào ra hồn.
d.- 1 nghề thì sống đóng nghề thì chết
-
Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a. Chín:
- Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn
(Tố Hữu)
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
(Tục ngữ)
b. Cắt:
+ Nhanh như cắt, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước:
+ Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn
+Bài viết bị cắt một đoạn.
(Dẫn theo Hoàng Phê)
+ Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được
(Tô Hoài)
a.
Chín (1): Tính từ chỉ từ quả xanh đã chuyển sang chín có thể ăn được
Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.
è Chín (1) chín (2) là từ đa nghĩa
Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.
Chín (3): Số từ chỉ số lượng, chỉ nhiều
è Chín (2) chín (3) là từ đồng âm
b.
Cắt (1): Chỉ một loài chim, nhanh nhẹn
Cắt (2): Động từ chỉ việc làm đứt một vật gì đó
Cắt (3): Tách ra lược bỏ bớt một phần nào đó.
Cắt (4): Chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó
è Cắt (1), cắt (2), cắt (3), cắt (4) là từ đồng âm
các bạn cho mình biết ý nghĩa câu này nha:
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Trả lời :
Ý nghĩa của câu trên là : Ông cha ta dạy con cháu về sự tu dưỡng nghề nghiệp, là học nghề gì, làm việc gì cũng phải cho đến nơi đến chốn, cái đích hướng đến là sự thành đạt của bản thân, nghĩa gần với câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Trong bất cứ một lĩnh vực nào thì con người đã dành thời gian cũng như tâm huyết của mình ra để mà theo đuổi thì không nên bỏ cuộc. Hãy thật yêu thích công việc của chính mình để có thể hoàn thành tốt nhất nó, chứ không phải mình làm hết việc này đến công việc khác nhưng không một nghề nào ra hồn cả. Cha ông ta xưa cũng đã răn dạy người đời thông qua câu tục ngữ hết sức là đặc sắc. Đó chính là câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ này có ý nghĩa là gì? Tại sao lại nói được “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Vế đầu tiên ta như thấy dược “một nghề cho chín”, thì "chín” ở đây được coi chính là sự thành thạo, tinh thông và thật giỏi trong nghề nghiệp của mỗi người. Khi con người ta bắt đầu một công việc, dĩ nhiên không ai có thể biết được mình có thể làm tốt công việc của mình đến đâu, nhưng chắc chắn cần phải có quá trình rèn luyện thì mới có thể tinh thông trong nghề được. Như các bậc tiền nhân xưa cũng đã có câu “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta cứ làm mãi thì nó cũng thành thân thuộc và công việc cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta không được thụ động cũng cần phải cố gắng để mà sáng tạo cũng như học hỏi không ngừng trau dồi những kỹ năng cần thiết đối với công việc của mình đang làm. Thì chắc chắn rằng khi ta gắng bó với một công việc đó, tập trung cho một công việc đó sẽ thành công thôi. Còn đối với “Chín nghề” trong câu nói ở đây nhằm như là để chỉ là một người làm nhiều việc, nhiều nghề khác nhau.
Nói tóm lại ta như thấy được câu tục ngữ khuyên chúng ta khi đã chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc mà thôi. Khi chúng ta tập trung vào một công việc và làm công việc đó một cách thật là chăm chỉ, tận tâm,và khi đó chúng ta mới có thể như để đạt đến độ tinh thông trong công việc và yên tâm. Có thể chính bằng lòng với nghề nghiệp của mình, mà bản thân của mỗi người chúng ta cũng không nên "đứng núi này trông núi nọ". Hay tự bản thân chính con người của chúng ta là cũng không yên tâm, đồng thời cũng rất hay thay đổi công việc, nghề nghiệp mà thiếu sự chuyên tâm vào một nghề cụ thể chắc chắn sẽ không đi đến đâu được.
Ta như thấy được chính thực tế cho thấy nghề nghiệp nào trong cuộc sống cũng đều đáng quý báu hết cả. Và ta như cũng phải biết được rằng nếu như chúng ta làm nghề nghiệp đó bằng tất cả tình yêu, làm bằng tất cả những sự hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp. Hơn hết ta như biết được rằng nếu như chúng ta mà biết chọn nhiều nghề, chúng ta sẽ không có đủ sự kiên tâm, hay có cảsức lực và kĩ năng để thực hiên tốt. "Một nghề" có chất lượng còn hơn số lượng "chín nghề" đúng là một lời dạy thật tâm đắc của ông cha ta để lại cho con cháu đời sau.
Thực sự có rất nhiều công việc ta sẽ được làm, và hãy tập trung cho một ngành nghề. Đầu tiên ta phải xem sở thích cũng như khả năng của chúng ta ở đâu và phù hợp với ngành nghề gì thì sẽ thật tập trung vào ngành nghề đó. Không nên cứ đứng núi này trông núi nọ. Em cũng đã biết được có một câu nói rất hay đó chính là “Thà làm một y tá giỏi còn hơn là một bác sỹ tồi”. Hãy biết trách nhiệm công việc và tập trung hoàn thành tốt công việc của mình một cách đến nơi. Chứ đừng mà vì những danh phận, địa vị mà không làm được việc gì ra hồn cả. Hãy yêu thích và thật tập trung cho công việc của mình đang làm cho thật tốt. Bạn sẽ chạm đến đỉnh vinh quang sớm nhất. Đừng vì hiếu thắng hay chỉ vì những cảm xúc nhất thời của mình mà có những sự chọn lựa sai lầm. Đúng vậy cứ hãy trở thành một cô ý tá tốt, mọi bệnh nhân sẽ đều yêu thương cô vì cô tận tụy, yêu công việc chăm sóc bệnh nhân. Còn hơn là một ông bác sỹ không chuyên tâm vào công việc, kiến thức nghề nghiệp không trau dồi đúng không nào.
Câu tục ngữ hay chính là lời dạy của cha ông ta thật đúng đắn và cũng thât ý nghĩa biết bao nhiêu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” quả thật là một bài học đáng giá ngàn vàng cho chúng ta – những con người hiện đại vẫn còn trẻ dại có những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Tìm nghĩa của hai từ chín
chữ chín thứ nhất là dùng để nói người ta nên cố gắng làm 1 nghề cho đến nơi đến trốn . Chữ chín thứ 2 là chỉ về một con người làm việc tới 9 nghề mà ko làm đc nghề
chữ chín thứ nhất là dùng để nói người ta nên cố gắng làm 1 nghề cho đến nơi đến trốn . Chữ chín thứ 2 là chỉ về một con người làm việc tới 9 nghề mà ko làm đc nghề.
Dựa vào phần ô vuông hồng SGK 92, hãy cho biết nghĩa của từ chín (1) và từ chín (2) trong VD sau có liên quan với nhau ko?
VD: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ ?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Những từ đồng âm được dùng để chơi chữ là:
a. đậu: bu, bay từ chỗ khác đến;
đậu: một loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đen.
bò: di chuyển bằng các chân ;
bò: động vật có sừng thuộc bộ guốc.
b. chín: chín chắn, giỏi, thành thạo;
chín: số chín.
c. bác: anh chị của ba mẹ.
bác: đánh nhuyễn ra sền sệt.
tôi: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
tôi (vôi): cho vôi sống vào nước.
d. đá: vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có cấu tạo từng mảng, từng hòn.
đá: dùng chân tạo ra một lực tác động lê vật gì đó.
Tìm thành ngữ, tục ngữ bắt đầu bằng chữ cái tr có ý nghĩa tương đương với các ý nghĩa sau:
a) Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn:…………………………………………….........................
b) Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn:……………………………..........
c) Trẻ lên ba đang học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo:…………………….................
d) Lúc nhỏ, con cái trông cậy vào cha mẹ nuôi dạy, lúc cha mẹ già yếu lại trông cậy con cái phụng dưỡng:…………………………………………...............................................
a. Tre non dễ uốn
b.Trẻ người non dạ
c.Trẻ lên ba cả nhà học nói.
d.Trẻ cậy cha, già cậy con