làm từ bài 7 đến bài 11 nha
Các bn giúp mk gải bnhuwngx bài này nha !
Phần Hình học
Từ bài 1 đến bài 11 sbt trang 120 đến 123 toán lớp 7 tập 1
mk bt nhưng mà nó giải ko có đầy đủ nên mk ko có chép vào . Bn lm bài đó chưa , nếu bn có đt thì chụp mấy bài đó cho mk xem đi đc hog , mà nếu chưa ak thì bn bt lm bài nào thì bn lm mk ko bắt bn lm hết đâu nhé ! lm s cho đầy đủ và dễ hỉu giúp mk nha!
1 người làm buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 45,buổi chiều làm việc từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút.Nếu 1 tuần làm việc 5 ngày thì người đó bao nhiêu giờ trong 1 tuần (các bạn làm cả bài giải ra nhé)
BÀI 1 :một người làm được 7 sản phẩm thì mất 85 phút 45 giây . Hỏi người đó làm 15 sản phẩm mất ? thời gian
BÀI 2:một người thợ làm việc từ lúc 7h 15 phút đến 11 giờ 45 phút được 3 sản phẩm .Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết ? thời gian
BÀI 3:MỘT người thợ làm việc từ lúc 7 giờ 30 phút đến 11 giơ 20 phút được 2 sản phẩm . Hỏi để hôm đó làm được 5 sản phẩm thì người đó phải làm đến mấy giờ biết thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng đồng hồ
BÀI 4 :hai vận động viên cầu lông thi đấu trong 3 séc mất 4 giờ 12 phút .Hỏi trung binh mỗi séc hai vận động viên thi đấu trong ? thời gian
4.trung bình mỗi giờ 2 vận động viên thi đấu trong : 4 giờ 12 phút : 3 = 1 giờ 24 phút
An bắt đầu làm bài thi lúc 10 giờ 20 phút ,đến khi An làm xog bài cũng là lúc kim giờ và kim phút trùng nhau.Tính thời gian làm bài thi của An.
A)19/33 giờ. B)10/11 giờ. C)35 phút. D)7/11 giờ
các bạn giúp mình với!trình bày cả cách làm nha!thanks các bn nhìu!
Bài 2: Quan sát bảng sau và trả lời từ câu 11 đến câu 16 Theo dõi thời gian làm 1 bài toán ( tính bằng phút ) của 40 HS, thầy giáo lập được bảng sau :
Thời gian (x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số ( n) 3 3 4 2 9 5 6 7 1 N= 40
Câu 11. Mốt của dấu hiệu là :
A. 11 B. 9 C. 8 D. 12
Câu 12. Số các giá trị của dấu hiệu là :
A. 12 B. 40 C. 9 D. 8
Câu 13. Tần số 5 là của giá trị:
A. 9 B. 10 C. 5 D. 3
Câu 14. Giá trị 10 có tần số là:
A. 6 B. 9 C. 5 D. 7
Câu 15. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là :
A. 40 B. 12 C.9 D. 8
Câu 16. Giá trị trung bình (làm tròn đến một chữ số thập phân) là:
A. 8,3 B. 8,4 C. 8,2 D. 8,1
Câu 11: B
Câu 12: B
Câu 13: A
Câu 14: C
Câu 15: D
Một cano đi từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Cano khởi hành lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính độ dài quãng đường AB.
Cứu mik bài này dzới! Nha!
Thời gian cano đi từ A đến B là:
11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
Độ dài quãng dường AB là:
12 x 3,75 = 45 (km)
Đáp số: 45 km
Một xe khách đi từ tỉnh A đến tỉnh B cách nhau 167,4 km, biết rằng xe xuất phát lúc 7 giờ 10 phút và đến nơi lúc 11 giờ 15 phút cùng ngày; trên đường đi xe có nghỉ 29 phút. Tính vận tốc của xe ?
làm bài giải nha b, ai nhanh đúng m tick
viết đoạn văn nghị luận ( đề mở )
các bạn viết từ 5 đến 7 đoạn nha.
chúc các bạn làm bài tốt !!!
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người, và văn chương - một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài, từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt, bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau, có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tử ong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy, nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?
k cho mk nhé
Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alexei Peshkov đã vươn lên trở thành M.Go-rơ-ki, nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hóa vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M.Go- rơ-ki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động ghê gớm của sách đối với minh trong một lời phát biểu giản dị:
“Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.
Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên.
Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại đã đi vào trang sách.
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuộc sống của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
Sách là thế, sách có sức mạnh như thế, cho nên M.Go-rơ-ki đã rất có lí khi nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới ''
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và hướng tới những điều tốt đẹp. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Bơ-ru-nô, Ga-li-lê về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đac-uyn về các giống loài, không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Sêc-xi-pi-a, của Đi-dơ-rô, Mông-te-nhi-ơ rồi của Mác, Ăng-ghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Ban-dăc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Ta-go, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sông và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì… Thật không sao kể hết “những chân trời” mà các trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Go-rơ-ki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều “mở rộng những chân trời mới”.
Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về trách nhiệm của mình, để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Nó ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó giúp con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.
Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh tinh thần.
Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những thị hiếu bản năng thấp hèn của con người.
Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm những hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc trở nên khô cằn vì những thú tính độc ác, những ước muốn tầm thường ích kỉ, những tình cảm bạc nhược đớn hèn. Sách có thể làm cho tâm hồn con người cao đẹp hơn, nhưng cũng có thể là một thứ ma túy, một thứ thuốc độc cực kì nguy hiểm.
Bởi vậy, từ câu nói của nhà văn vô sản Nga, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một công việc rất cần thiết, vừa rất thú vị vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách, là một điều không thể chấp nhận được. Nhưng phải biết chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không để bị lôi cuốn, bị những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thực sự tốt, có ích. Mặt khác, đọc sách không chỉ là một sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hóa được, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách.
Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và mê đọc sách. Nhưng nếu xưa kia niềm vui ấy chỉ là đặc quyền của một số người rất nhỏ thì ngày nay là niềm vui, là quyền lợi của cả những con người bé nhỏ bình thường. Sách vẫn tiếp tục phát huy tác dụng kì diệu của nó. Ta không thể hình dung một thế giới không có sách. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn.
Có thể nói, dám hành động, dám chấp nhận thất bại là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt được những thành công trong cuộc sống. Turgot – một nhà kinh tế học người Pháp từng nói: "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước thì khác nào chân đã gãy rồi". Đó là một câu danh ngôn vô cùng đúng đắn và đầy cảm hứng nhưng trước hết, để có thể bàn luận cụ thể hơn về câu nói trên, chúng ta cần hiểu "dám bước đi" và "sợ gãy chân" là gì? Theo nghĩa đen, "bước đi" là một hình thức vận động của con người được thực hiện chủ yếu bởi các hệ cơ, xương ở "chân", còn "gẫy chân" là một hậu quả có thể xảy ra, gây tổn thương cho người thực hiện hành động "đi". Sâu xa hơn, về mặt nghĩa bóng, "bước đi" được hiểu là hành động làm một điều gì đó, còn "gãy chân" là những thất bại mà ta có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Như vậy, toàn bộ câu nói ấy có nghĩa là nếu như ta không dám làm, không dám hành động vì sợ thất bại thì bản thân chúng ta mặc định đã trở thành một kẻ thất bại rồi. Vì bất kỳ một thành quả nào đạt được trên thế gian này đều cần phải trải qua ba giai đoạn: suy nghĩ, hành động và kết quả. Nếu chỉ dám ngồi một chỗ đắn đo suy nghĩ, chần chừ mà không dám bắt tay vào làm thì sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được kết quả. Biểu hiện của những người không dám hành động và sợ đương đầu thử thách rất dễ nhận thấy. Họ thường là những người chỉ dám lên kế hoạch rồi để đó và trì hoãn, luôn kể về những điều mình muốn làm nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Hoặc thậm chí, có nhiều người còn không có một mục tiêu cụ thể nào, phó mặc đời mình cho cuộc sống mặc sức đưa đẩy, luôn tránh làm những điều lớn, tránh đi những "con đường" ít người đi và luôn suy nghĩ tiêu cực về thất bại. Một minh chứng rõ nét cho hành động đó là câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gate và bạn của ông. Bill Gate không phải người đầu tiên và duy nhất nghĩ ra phần mềm máy tính và khát khao phát triển nó một cách rộng rãi, mà một người bạn học của ông cũng có cùng mong muốn ấy. Nhưng nếu như người bạn kia vẫn đang lo sợ, tính toán về những thiệt hại rủi ro mà mình có thể gặp phải, thì Bill Gate - cậu sinh viên trẻ khi ấy, đã hoàn thiện sản phẩm, hàng ngày đem "đứa con tinh thần" của mình đến gõ cửa từng văn phòng công ty về máy tính thời đó để thuyết phục họ hợp tác. Sau bao lời từ chối và những nỗ lực, ông đã nhanh chóng thành công, thành lập một doanh nghiệp lớn mạnh và mời người bạn khi xưa về làm nhân viên cho công ty mình. Như vậy, việc không dám hành động, sợ khó khăn sẽ khiến cuộc sống chúng ta trở nên ì chệ, cuộc đời ta trở nên vô nghĩa, sẽ luôn cảm thấy cuộc sống thật tối tăm, nhàm chán,... Nếu hiện tại chúng ta không chịu nhấc chân lên mà đi thì tương lai sẽ còn khó khăn, còn phải vất vả gấp bội phần, "nếu ta không tự xây ước mơ của mình thì sẽ có người thuê chúng ta xây ước mơ cho họ". Một xã hội có quá nhiều những con người như vậy thì xã hội ấy sẽ trở nên chậm tiến về mọi lĩnh vực, ngập trong những dự thảo, dự kiến, ý tưởng nhưng chẳng bao giờ thành hiện thực. Mặc dù vậy, bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người không chỉ có một mục tiêu rõ ràng mà còn luôn dám thực hiện điều đó hàng ngày, hàng giờ, luôn tìm tòi và chăm chỉ mài giũa, luyện tập. Không chỉ vậy họ còn luôn suy nghĩ tích cực về khó khăn, coi thử thách là cách để học hỏi, để tôi luyện và làm đầy "kho" kinh nghiệm của bản thân, từng ngày đạt được rất nhiều những mục tiêu và đóng góp cho xã hội. Tuy vậy, chấp nhận thất bại không có nghĩa là chúng ta sẽ vẫn lặp đi lặp lại sai lầm ấy mà cần phải rút ra cho mình những bài học để sau những vấp ngã ấy, ta sẽ biết cách bước đi vững vàng hơn. Như vậy, mỗi người chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của hành động và có một cái nhìn tích cực trước thất bại. Đồng thời nhanh chóng bắt tay vào thực hiện những dự định ,mục tiêu đã đặt ra. Cuộc đời này rộng lớn, bao la, có biết bao nhiêu điều cần học hỏi, trải nghiệm, nhưng cũng ngắn ngủi, vô thường, thời gian sẽ trôi qua rất nhanh và đã qua đi rồi sẽ không lấy lại được. Vì vậy đừng sợ sai, đừng tự giới hạn bản thân vào một cuộc sống nhỏ bé, tầm thường, hãy vươn rộng mình ra, đón nhận lấy những điều tuyệt vời trong cuộc sống này để khi nhắm mắt buông tay, nhìn lại không còn gì hối tiếc. Thất bại cũng giống như việc ăn một trái ớt, dù cay nóng nhưng lại đem đến cho ta trải nghiệm hấp dẫn mà không có bất kỳ hương vị ngọt ngào nào có được.
sắp đến 20/11 rồi bạn nào biết làm thơ làm giúp mình bài thơ về mái trường, thầy cô nha cảm ơn trước
. Lời ru của thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình.
2. Người lái đò
Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...
3.
Em cám ơn thầy bài học hôm nay
Cho em hiểu cuộc đời là lẽ sống
Con người sống luôn phải biết hy vọng
Và vươn lên tìm hạnh phúc ngày mai
Em phải bước trên những quãng đường dài
Đầy chông gai, lắm bụi đường vất vả
Hãy cố lên không được để vấp ngã
Nung nấu tâm hồn quyết thắng gian nan
Những kiến thức luôn rộng mở thênh thang
Em cứ bước theo con đường đã chọn.
bạn có thể tự nghĩ 1 số câu cho mình tham khảo được không
“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, rơi trên tóc thầy”.
Lời bài hát thân quen từ bao năm tháng
Sao em nghe lòng chan chứa tình yêu,
Tuổi thơ như hiện về trong kí ức
Sao ngày qua em cắp sách đến trường.
Viên phấn trắng cô miệt mài trên bảng
Giáo án thơm nồng mùi mực đêm qua
Cho ngày mai mở rộng những con đường
Cổng trường đó – em tung tăng vào lớp
Có cô cười dang rộng những vòng tay
Cô là mẹ là cô tiên hiền dịu
Thương đàn con trong suốt cuộc đời mình
Viên phấn trắng mòn dần trên khung bảng
Tuổi đời cô cũng già lại với thời gian
Tóc cô bạc nhưng lòng cô trẻ mãi
Ngọn lửa thiệt tình – ngọn lửa tình yêu.
Mấy chục năm rồi nghiệp trồng người đeo đuổi
Cô vẫn âm thầm đếm bước với thời gian,
Chèo con đò đưa người qua bến mới
Cô chẳng còn gì ngoài phấn trắng, bảng đen.
Và hôm nay ngày Hiến Chương nhà giáo,
Chẳng biết nói gì cho thỏa lòng em
Em chỉ biết hái thật nhiều điểm tốt
Dâng tặng cô với tất cả chân tình.