Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Time line
18 tháng 9 2023 lúc 6:51

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 

b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.

e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 1 2017 lúc 13:49

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 9 2018 lúc 13:05

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 8 2019 lúc 17:16

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 3:13

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một trang sử đầy hào hùng trong quá khứ Việt Nam cổ đại. Diễn ra vào năm 938, trận đánh này đã ghi dấu một trang sử vĩ đại trong cuộc kháng chiến của người Việt chống lại quân đội Nam Hán của Trung Quốc. Trước đó, dưới sự lãnh đạo của các danh tướng như Ngô Quyền, người Việt đã tự hào giữ vững khát vọng giành lại độc lập cho mình sau hàng thế kỷ chịu ách đô hộ Trung Quốc.

2. Hồ Chí Minh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Ông có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba, sáng tác những tác phẩm văn học sâu sắc và cảm động về tình yêu nước và con người. Tài năng và phẩm chất nhân văn của Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không chỉ đối với dân tộc mình mà còn với nhân loại.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 17:43

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Châu 5A Nguyễn Minh
Xem chi tiết

Em chụp bài văn lên nha!

Châu 5A Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Hoang Hong Thuy
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 11 2023 lúc 21:09

Cây tre Việt Nam được giới thiệu trên những phương diện: chiến đấu, xây dựng nhà cửa, dụng cụ lao động, nghệ thuật.

- Chiến đấu: "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".

- Xây dựng nhà cửa: " Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp."

- Dụng cụ lao động: "Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân".

- Nghệ thuật: "Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi."

=> Nhận xét: Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam và trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.