Nguyễn Trần Thành Đạt
Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2):a. Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn – chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt, một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại”.c. Theo gợi ý của V. Lênin, một số tài liệu cho r...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:28

Ý nghĩa của câu chuyện trong việc thực hiện ý đồ, mục đích viết tác phẩm Tuấn – chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ:

- Những chi tiết về ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội... trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

⇒ Tác giả đã thành công xây dựng nhân vật Tuấn với cuộc gặp gỡ, trải nghiệm, ghi chép và dựng lên hình ảnh cụ Phan Bội Châu bằng xương, bằng thịt, có thể làm chứng tích của thời đại trong nửa đầu thế kỉ XX.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:53

Văn bản

Nhân vật

Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Cụ Phan Bội Châu

Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....

Tôi đã học tập như thế nào?

Cậu bé Pê – xcốp

Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vậtvừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung với mọi người.

Xà bông “con vịt”

Cai Tuất

Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:44

Câu

Lỗi sai

Cách sửa

a

Thiếu thành phần chủ ngữ.

Văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.

b

Thiếu thành phần vị ngữ.

Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ khích lệ họ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.

c

Không phân định rõ các thành phần cầu.

Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường, cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nói theo.

Bình luận (0)
Võ Quang Nghĩa
Xem chi tiết
Võ Quang Nghĩa
6 tháng 5 2021 lúc 14:39

ai đó giúp mik vs

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2018 lúc 17:36

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 22:02

- Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng đối tượng được nói đến, hiểu rõ hơn vấn đề bao quát những đối tượng ấy.

- Từ cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin, tôi nhận thấy khi viết một văn bản thông tin cần nêu cụ thể thông tin của từng đối tượng, thông tin cần rõ ràng và có dẫn chứng chứng minh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2017 lúc 3:31

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:48

- Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 là giới thiệu về một bộ tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.

- Các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10:

+ Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?

+ Em đã biết gì về cuốn sách hoặc bộ phim đó?

+ Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ không?

+ Xác định bố cục, thông tin chính

+ Cách trình bày của văn bản có tác dụng gì?

+ Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?

Bình luận (0)
Quách Thành Thống
Xem chi tiết