Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 10 2023 lúc 14:07

Em cảm nhận "người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2 là những người phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 3 2017 lúc 7:58

Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu rộng lớn, đằm thắm

    + Người mẹ mong con được lớn lên và sống trong hòa bình, độc lập

    + Tình yêu thương dành cho con được bộc lộ qua lời ru ngọt ngào, tha thiết

- Mẹ giã gạo nên mơ con lớn “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần

- Mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ đất nước thống nhất, mơ thấy con là công dân nước tự do

- Tình cảm, khát vọng người mẹ càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, từ quê hương đến đất nước

- Khúc hát ru của người mẹ cũng thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

Lybacanh
2 tháng 12 2023 lúc 19:42

Tìm từ ngữ diễn tả công việc của người mẹ qua từng khúc hát?

????
Xem chi tiết
SU Đặng
3 tháng 9 2023 lúc 13:56
em có thể cảm nhận được tác giả là người: Yêu thiên nhiên và cuộc sống: Tác giả miêu tả một cảnh mùa xuân đẹp mắt với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng chim hót vang trời. Những hình ảnh này gợi lên một không gian tươi mát, dịu dàng và đẫm thắm. Tác giả còn thể hiện sự thích thú và hòa nhập với thiên nhiên khi đưa tay hứng những giọt nước long lanh rơi từ bông hoa. Thân thiết và yêu thương: Tác giả dùng từ “Ơi” để gọi con chim chiền chiện, biểu lộ sự thân thiết, yêu thương và ngưỡng mộ. Tác giả cũng dùng từ “tôi” để chỉ bản thân, cho thấy sự chân thành và tự tin. Nhạy cảm và sáng tạo: Tác giả dùng những từ ngữ giàu âm điệu và nhạc điệu để tạo ra một bài thơ có giai điệu du dương và lãng mạn. Tác giả cũng dùng những so sánh và ẩn dụ để làm nổi bật những hình ảnh trong bài thơ. Ví dụ: “bông hoa tím biếc” so sánh với “từng giọt long lanh”, “tiếng chim hót” so sánh với “vang trời”.
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
8 tháng 11 2019 lúc 11:22

b) Thảo luận:

- Bạn nhỏ đã đến giúp đỡ người khách nước ngoài.

- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm mến khách, thân thương và tốt bụng

- Việc làm của bạn nhỏ rất tốt. Người khách nước ngoài sẽ nghĩ bạn nhỏ thật tốt và người Việt Nam thật thân thiện, dễ gần.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 10 2023 lúc 16:24

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư:

- Chiều loang dần trên cát

- Tiếng chim gọi ngày

- Nắng quánh vàng như mật

- Sao thắp hải đăng

- Sương giăng

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 12 2017 lúc 16:10

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

H2D
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
31 tháng 3 2020 lúc 7:59

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Yến Vi
3 tháng 4 2020 lúc 13:11

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 18:38

- Ở khổ thơ 1, bạn nhỏ hỏi mẹ “con tuổi gì?”.

- Mẹ trả lời rằng con tuổi ngựa, là tuổi đi.

Phạm Lê Ngân Khánh
2 tháng 2 lúc 9:37

Khổ một bạn nhỏ hỏi:

Mẹ ơi,con tuổi gì?

Mẹ trả lời:

Tuổi con là tuổi ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...

&#+₫(+(₫)
Xem chi tiết