Hãy viết số quy tròn của số gần đúng a = 28,4156 biết \(\overline a = 28,4156 \pm 0,0001\)
Hãy xác định số gần đúng của các số sau với độ chính xác \(d = 0,0001.\)
a) \(\overline a = \frac{{20}}{{11}} = 1,8181818...;\)
b) \(\overline b = 1 - \sqrt 7 = - 1,6457513...\)
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác \(d = 0,0001\) là hàng phần chục nghìn.
Quy tròn \(\overline a = 1,8181818...\) đến hàng phần nghìn ta được số gần đúng của \(\overline a \) là \(a = 1,8182\)
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác \(d = 0,0001\) là hành phần chục nghìn.
Quy tròn \(\overline b = - 1,6457513...\) đến hàng phần nghìn ta được số gần đúng của \(\overline b \) là \(b = - 1,6458\)
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng trong những trường hợp sau:
a) \(318081 \pm 2000\)
b) \(18,0113 \pm 0,003\)
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác \(d = 2000\) là hàng nghìn, nên ta quy tròn \(a = 318081\) đến hàng chục nghìn.
Vậy số quy tròn của a là 320 000.
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác \(d = 0,003\) là hành phần nghìn, nên ta quy tròn \(b = 18,0113\) đến hàng phần trăm. Vậy số quy tròn của b là 18,01.
Cho các số gần đúng \(a = 54919020 \pm 1000\) và \(b = 5,7914003 \pm 0,002.\)
Hãy xác định số quy tròn của a và b.
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d = 1000 là hàng nghìn.
Quy tròn a đền hàng chục nghìn ta được 54920000.
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d = 0,002 là hàng phần nghìn.
Quy tròn b đền hàng phần trăm ta được 5,79.
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng trong những trường hợp sau:
a) \(11{\rm{ 251 900}} \pm {\rm{300}}\)
b) \(18,2857 \pm 0,01\)
a)
Bước 1:
Vì độ chính xác đến hàng trăm (d=300) nên hàng làm tròn là hàng nghìn. Chữ số hàng làm tròn là 1.
Bước 2:
Vì số bên phải số 1 là số 9>5 nên ta tăng số 1 thêm 1 đơn vị.
Vậy số quy tròn của \(11{\rm{ 251 900}}\) là \(11{\rm{ 252 000}}\)
b)
Vì độ chính xác đến hàng phần trăm (d=0,01) nên hàng làm tròn là hàng phần chục. Chữ số hàng làm tròn là 2.
Vì số bên phải số 2 là số 8>5 nên ta tăng 2 thêm 1 đơn vị và bỏ các số sau số 2.
Vậy số quy tròn của \(18,2857\) là \(18,3\).
Cho số gần đúng \(a = 6547\) với độ chính xác \(d = 100\)
Hãy viết số quy tròn của số a và ước lượng sai số tương đối của số quy tròn đó.
Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác \(d = 100\) là hàng trăm, nên ta quy tròn \(a = 6547\) đến hàng nghìn.
Vậy số quy tròn của a là 7 000.
Ta có: \(6547-100<\overline a< 6547+100 \Leftrightarrow 6447 <\overline a< 6647\) nên \(6447-7000 <\overline a -7000< 6647-7000 \Leftrightarrow -553 <\overline a -7000< -353 \Rightarrow |\overline a -7000| < 553\)
Sai số tương đối là \({\delta _a} \le \frac{{553}}{{\left| {7000} \right|}} = 7,9\% \)
Cho số gần đúng của π là a = 3,141592653589 với độ chính xác là 10-10. Hãy viết số quy tròn của a.
Vì độ chính xác đến 10–10 (10 chữ số thập phân sau dấu ,) nên ta quy tròn đến 10–9 (9 chữ số thập phân sau dấu phẩy)
Vậy số quy tròn của a là 3,141592654.
Cho số gần đúng a = 1,2345 với độ chính xác 0,005. Hãy đọc hai yêu cầu sau và cho biết hai yêu cầu đó khác nhau như thế nào:
a) Quy tròn số gần đúng a = 1,2345 đến hàng phần trăm
b) Quy tròn số gần đúng a = 1,2345.
Yêu cầu ở câu a) là quy tròn đến hàng phần trăm còn yêu cầu ở câu b) chỉ yêu cầu quy tròn tức là ta phải quy tròn số với độ chính xác đã cho.
Hãy viết số quy trong gần đúng trong những trường hợp sau:
a) \(4536002 \pm 1000\)
b) \(10,05043 \pm 0,002\)
a) \(a = 4536002;\;d = 1000\)
Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của \(d = 1000\) là hàng nghìn, nên ta quy tròn a đến hàng chục nghìn.
Vậy số quy tròn của a là \(4540000\).
b) \(a = 10,05043;\;d = 0,002\)
Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của \(d = 0,002\) là hàng phần nghìn, nên ta quy tròn a đến hàng phần trăm.
Vậy số quy tròn của a là \(10,05\).
a, 4536000
b, 10,05000
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng trong những trường hợp sau 4,1356 ± 0,001