Trong hai phát biểu trên, phát biểu nào là mệnh đề toán học?
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề toán học?
a) Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm.
b) Mọi số tự nhiên đều là dương.
c) Có sự sống ngoài Trái Đất
d) Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động.
a) Phát biểu “Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm” là một mệnh đề toán học.
b) Phát biểu “Mọi số tự nhiên đều là dương” là một mệnh đề toán học.
c) Phát biểu “Có sự sống ngoài Trái Đất” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện Toán học nào).
d) Phát biểu “Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện Toán học nào).
MĐ toán học : a và b
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề đúng:
A. π là một số hữu tỉ
B. Tổng của hai cạnh một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba
C. Bạn có chăm học không?
D. 3 + 2 = 7
Đáp án B
Đáp án B nằm trong bất đẳng thức về độ dài 3 cạnh của một tam giác.
Đáp án A sai vì π là số vô tỉ.
Đáp án C sai vì đây là câu hỏi, không phải mệnh đề.
Đáp án D sai vì 3+2=5
Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau
P: “Có một học sinh của lớp không thích học môn Toán”.
“Tất cả học sinh của lớp đều thích học môn Toán”
Cho các phát biểu sau:
(1) Đề thi này khó quá!
(2) Số 100 chia hết cho 3.
(3) x là số tự nhiên chẵn
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu là mệnh đề?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Chọn B | |
2 là mệnh đề | |
1 3 ko phải mệnh đề |
Hãy phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo \(P \Rightarrow Q\).
Ví dụ:
1. Định lí Ta-lét “Nếu 1 đường thẳng song song với 1 cạnh của tam giác đó và cắt 2 cạnh còn lại thì nó định ra trên 2 cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ”
2. Định lí Ta-lét đảo “Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.”
3. Định lí: “Nếu hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song”
Cho các mệnh đề kéo theo:
Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c (a, b, c là những số nguyên).
Các số nguyên tố có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5.
Một tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau.
Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau.
a) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề trên.
b) Hãy phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm "điều kiện đủ".
c) Phát biểu mỗi mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm "điều kiện cần".
Mệnh đề | Mệnh đề đảo | Phát biểu bằng khái niệm “ điều kiện đủ” | Phát biểu bằng khái niệm “điều kiện cần” |
Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c. | Nếu a + b chia hết cho c thì cả a và b đều chia hết cho c. | a và b chia hết cho c là điều kiện đủ để a + b chia hết cho c. | a + b chia hết cho c là điều kiện cần để a và b chia hết cho c. |
Các số nguyên có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5. | Các số nguyên chia hết cho 5 thì có tận cùng bằng 0. | Một số nguyên tận cùng bằng 0 là điều kiện đủ để số đó chia hết cho 5. | Các số nguyên chia hết cho 5 là điều kiện cần để số đó có tận cùng bằng 0. |
Tam giác cân có hai đường trung tuyến bằng nhau | Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân. | Tam giác cân là điều kiện đủ để tam giác đó có hai đường trung tuyến bằng nhau. | "Hai trung tuyến của một tam giác bằng nhau là điều kiện cần để tam giác đó cân. |
Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau | Hai tam giác có diện tích bằng nhau là hai tam giác bằng nhau. | Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để hai tam giác đó có diện tích bằng nhau. | Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác đó bằng nhau. |
Các phát biểu nào sau đây không thể là phát biểu của mệnh đề đúng P => Q
A. Nếu P thì Q
B. P kéo theo Q
C. P là điều kiện đủ để có Q
D. P là điều kiện cần để có Q
Đáp án D
Mệnh đề đúng P =>Q có thể được phát biểu là: nếu P thì Q, P kéo theo Q, P là điều kiện đủ để có Q.
Cho hai mệnh đề P và Q. phát biểu nào sau đây sai về mệnh đề đúng P ⇔ Q?
A. P khi và chỉ khi Q
B. P tương đương Q
C. P là điều kiện cần để có Q
D. P là điều kiện cần và đủ để có Q
Đáp án C
Mệnh đề đúng P ⇔ Q có thể được phát biểu theo các ngôn ngữ khi và chỉ khi, nếu và chỉ nếu, điều kiện cần và đủ nên đáp án C là sai.
Phát biểu nào sau đây không là một mệnh đề toán học?
a) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
b) Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB.
c) Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
d) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.
a) Phát biểu “Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3” là một mệnh đề toán học (mệnh đề đúng).
b) Phát biểu “Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB” là một mệnh đề toán học (mệnh đề đúng).
c) Phát biểu “Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không là một mệnh đề toán học (vì không liên quan đến sự kiện nào trong toán học).
d) Phát biểu “Mọi số nguyên tố đều là số lẻ" là một mệnh đề toán học (mệnh đề sai).
=> Chỉ có phát biểu c) không là một mệnh đề toán học.