2. Xác định số dòng thơ biểu đạt lời của mỗi nhân vật. Chỉ ra sự khác biệt về độ dài (tính bằng số dòng thơ) giữa lời thoại của hai nhân vật và giải thích sự khác biệt ấy.
2. Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật
Số lời thoại của nhân vật Thị Mầu chiếm số lượng nhiều hơn nhân vật Thị Kính, từ đó cho thấy:
- Kính Tâm: ít nói, kiệm lời, dường như luôn muốn né tránh và không muốn tiếp chuyện Thị Mầu.
- Thị Mầu: nhiều lời, nói không có điểm dừng, thái độ hài lòng với những mục đích mình đạt được.
Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
A. Có nhan đề, dòng thơ, khổ thơ
B. Có vần thơ và nhịp điệu
C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc
D. Có chỉ tiết và biện pháp tu từ
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:
- Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê
- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối
- Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra
Tưởng tượng: Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?
Sự khác biệt của hai nhân vật trong đoạn trích là. Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, có chừng mực, không muốn tiếp tục đùa giỡn với Mầu. Còn Mầu thì nhiều lời, nói không có điểm dừng, thể hiện sự phấn khích.
Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.
Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm (khi ông 45 - 50 tuổi) khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ 6 - 7 tuổi). Trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách. Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.
BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
Đọc đoạn thơ, ghi lại sự khác biệt giữa hai thế giới: trong vỏ trứng và ngoài vỏ trứng. Sự khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật “tôi”?
Nhanh giúp mình nhanh nhé!
Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu:
Em bé thở đều đều khi ngủ say
- Cách dùng từ thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ là cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thở ở đây là cách tưởng tượng của tác giả, giúp sự vật “mái lá” trở nên sinh động hơn.
- Cách dùng từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách dùng từ ngữ thông thường. Thở ở đây là hành động hít không khí vào lồng ngực, vào cơ thể rồi đưa trở ra qua mũi, miệng để trao đổi không khì, duy trì sự sống
- Sự khác biệt:
+ “Thở” trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ để lại nhiều giá trị nghệ thuật, đây là từ ngữ nghĩa chuyển, giúp sự vật hiện lên sinh động hơn.
+ “Thở” trong dòng thơ Em bé thở đều đều khi ngủ say là cách nói thông thường, đây là từ ngữ mang nghĩa gốc nhằm chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
6. Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An:
- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.
- Khác biệt:
+ Cò: vô tư, thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.
+ An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.
→ Theo em, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm.
Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?