Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2017 lúc 12:57

Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tố Như
30 tháng 3 2022 lúc 18:29

Ve sầu, họa mi, gà trống, vịt, dế mèn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Hoàng Bảo Hân
Xem chi tiết
Tung Duong
16 tháng 4 2022 lúc 20:31

 

Bài 5: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?

a. Bằng những bước đi đĩnh đạc, gà tiến lên

b. Chích bông đã chiến đấu chống lại kẻ thù bằng chút tàn lực cuối cùng.

 

Bài 7: Trả lời các câu hỏi sau :

a) Chiếc hộp bút của em được làm bằng gì ?

Chiếc hộp bút của em được làm bằng vải dệt.

b) Em thường tô những bức tranh của mình bằng gì ?

Em thường tô những bức tranh của mình bằng màu sáp chì.

c) Những chú chim thường làm tổ bằng gì ?

Những chú chim thường làm tổ bằng rơm.

*P/s: Bài 7 bạn có thể nghĩ ra những câu khác nhau, nên câu trả lời của mình chỉ để tham khảo thôi nhé!

Bình luận (0)
Trần Huỳnh Uyển Nhi
16 tháng 4 2022 lúc 21:13

Bài 5: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?

a. Bằng những bước đi đĩnh đạc, gà tiến lên

b. Chích bông đã chiến đấu chống lại kẻ thù bằng chút tàn lực cuối cùng.

Bài 7: Trả lời các câu hỏi sau :

a) Chiếc hộp bút của em được làm bằng gì ?

Chiếc hộp bút của em được làm bằng vải.

b) Em thường tô những bức tranh của mình bằng gì ?

Em thường tô những bức tranh của mình bằng màu chì.

c) Những chú chim thường làm tổ bằng gì ?

Những chú chim thường làm tổ bằng rơm.

Bình luận (0)
Lê Quốc Thành
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quỳnh
14 tháng 5 2023 lúc 20:46

theo mik là thướt tha nha

Bình luận (0)
Trần Quốc Quân
15 tháng 5 2023 lúc 10:21

thanh thoát nha

học tốt

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 11 2018 lúc 2:41

Thời gian trôi qua thật mau. Mới ngày nào em còn bỡ ngỡ, rụt rè khi bước vào lớp Một, thế mà nay em đã lên lớp Bốn. Dù đã trôi qua mấy năm, nhưng em vẫn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên đáng nhớ. Sáng hôm ấy, em thức dậy thật sớm để cùng mẹ chuẩn bị hành trang tới trường. Mẹ nắm tay em và căn dặn nhiều điều. Trong lòng em dâng lên những cảm xúc bồi hồi và xa xuyến trong buổi đầu tiên tới trường. Xa xa, mái trường của em hiện ra với đủ sắc cờ và hoa rực rỡ. Cô giáo em trong tà áo dài dịu dàng, đón lấy tay em từ mẹ và hướng dẫn em đứng xếp hàng cùng các bạn. Cô đã động viên chúng em rằng: hãy tự tin, đoàn kết và cố gắng thi đua học tập tốt. Lời dặn của cô tới giờ chúng em vẫn còn nhớ và noi theo. Em rất yêu trường, yêu lớp, yêu bè bạn và yêu cô giáo đầu tiên của mình

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 2 2019 lúc 16:58

a. Rút gọn chủ ngữ

    + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

- Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

    + Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

    + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

 

b. Rút gọn chủ ngữ

    + Đồn rằng quan tướng có danh,

    + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

    + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

    + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Bình luận (0)
hong cao
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
21 tháng 12 2021 lúc 9:06

          Dòng sông / mới  / điệu / làm sao

                  Nắng /  lên / mặc /  áo /  lụa đào / thướt tha

                  Trưa  /   về /  trời /  rộng /  bao la
 
                   Áo /  xanh /  sông / mặc / như là/ mới / may

Danh từ : Dòng sông, trời , nắng ,sông

Động từ :mặc, may,về, lên, như là, làm sao

Tính từ : điệu, mới, xanh, rộng, bao la, thướt tha, lụa đào.

Hok tốt, tk lại nha.

Bình luận (0)
Lihnn_xj
21 tháng 12 2021 lúc 9:08

DT: Dòng sông, áo lụa đào, trời, áo xanh, sông

ĐT: mặc, may, về, lên

TT: điệu, thướt tha, rộng, bao la

Theo mình là thế nhé! 

Bình luận (1)
Nguyễn Hương Thảo
21 tháng 12 2021 lúc 9:31

Danh từ : Dòng sông, trời , nắng ,sông

Động từ :mặc, may,về, lên, như là, làm sao

Tính từ : điệu, mới, xanh, rộng, bao la, thướt tha, lụa đào.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thanh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
trịnh an khang
27 tháng 11 2019 lúc 21:34

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa