Nêu ngắn gọn nội dung chính và chủ đề của tác phẩm.
1.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Sông núi nước Nam "
2.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Phò giá về kinh "
3.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài, hoàn cảnh sáng tác " Bánh trôi nước "
4.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Qua đèo ngang "
5.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Bạn đến chơi nhà "
Ai nhanh mk tick cho !
Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi
1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập
- cùng chủ đề :........ko bít
- nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
-nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
+cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
+lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
Trình bày ngắn gọn về đề tài, nội dung chính, chủ đề của cuốn sách.
Tham khảo!
- Đề tài: cuốn sách “Mắt sói” của nhà văn Đa- ni- en Pen- nắc
- Nội dung chính: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Sói Lam và Phi Châu – hai nhân vật chính trong truyện.
- Nội dung chính trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm truyện.
II-Tự luận
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng và nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Đáp án
Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ)
- Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ)
- Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ)
Câu 1: Viết đoạn văn nêu nội dung tư tưởng trong tác phẩm tắt đèn. Gạch câu văn chủ đề trong đoạn và xác định kiểu văn đó
Câu 2:Nêu nội dung nghệ thuật chính của tác phẩm cô bé bán diên
MÌNH ĐANG CẦN NGAY BÂY GIỜ XIN CÁC BẠN TRẢ LỜI NHANH HỘ MÌNH VỚI
Câu 1:Với số trang hạn chế, Tắt đèn mô tả khá đủ mặt những lực lượng thống trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đấy là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén ức hiếp nông dân, chỉ chờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ quan trên bòn hút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn thịt người không biết tanh”, vừa dốt nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”. Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng. Ngô Tất Tô bằng ngòi bút thâm thúy của mình vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân – tác giả của những tấm thẻ sưu. Bằng một ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.Chị Dậu có thể tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng. Hai vợ chồng chị “đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào” mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, gia đình “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Thế rồi, anh Dậu đau ốm, vụ thuế đến cùng với biết bao tai họa… Viết về số phận của người phụ nữ nông thôn, Ngô Tất Tố đã đặt ra được một vấn đề bức thiết nhất: cơm áo quyền sống của con người. Hình tượng chị Dậu có sức khái quát cao chính ở điểm này.Tóm lại, bằng thái độ trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót, và đặc biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tố tích cực này khiến cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muốn “tung ra, khỏi bóng tối” (Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của người nông dân.
Câu 2:Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
Nghệ thuật toàn bài:
-Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết.
2. Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.
- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:
+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.
+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.
+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.
- Ý nghĩa và tính thời sự:
+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.
1. Trái tim Đan-kô
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.
2. Một người Hà Nội
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
3. Tầng hai
Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.
Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?
“Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giá trị nội dung của truyện ngắn Thuốc: Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
Bài thơ “Ánh trăng” muốn nói tới thái độ sống nào của người đọc. Tìm câu tục ngữ diễn đạt chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.
Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc tới thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân nghĩa với quá khứ, nguồn cội, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội
Bài thơ "Ánh trăng" muốn nói tới thái độ sống nào của người đọc. Tìm câu tục ngữ diễn đạt chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.
Bài thơ "Ánh trăng" gợi nhắc tới thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân nghĩa với quá khứ, nguồn cội, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội.